Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những lí do khiến bạn không nên gây tê ngoài màng cứng

Gây tê ngoài màng cứng là biện pháp giảm đau thường dùng nhất trong chuyển dạ và sinh đẻ.

Những lí do khiến bạn không nên gây tê ngoài màng cứng

Nhiều phụ nữ quyết định sử dụng gây tê ngoài màng cứng để có một cuộc chuyển dạ không đau và thậm chí không quan tâm tới các hình thức giảm đau khác khi chuyển dạ. Đây không phải là sự lựa chọn khôn ngoan khi chuyển dạ vì có nhiều lý do khiến việc gây tê ngoài màng cứng có thể không phù hợp với bạn.

Dưới đây là một số lý do khiến bạn không nên gây tê ngoài màng cứng:

Bạn đang dùng một số loại thuốc nhất định.

Các loại thuốc bạn dùng có thể ảnh hưởng đến khả năng bạn có thể có được gây tê hay không. Loại thuốc ảnh hưởng lớn nhất đến việc gây tê ngoài màng cứng là các thuốc chống đông.

Công thức máu của bạn bất thường

Nếu bạn có số lượng tiểu cầu thấp hoặc đôi khi các vấn đề khác về công thức máu có thể là nguy cơ khi gây tê ngoài màng cứng

Bác sĩ không thể tìm thấy đúng vị trí gây tê

Đôi khi, do sự phát triển bình thường của cột sống, cân nặng hoặc các vấn đề về cột sống, kể cả chứng vẹo cột sống, bác sĩ gây tê không thể tìm thấy vị trí để gây tê ngoài màng cứng. Trong những trường hợp này, bạn sẽ không thể được gây tê ngoài màng cứng.

Bạn đang chảy máu rất nhiều.

Nếu bạn bị chảy máu nặng hoặc bị sốc, bạn sẽ không thể gây tê ngoài màng cứng vì lý do an toàn. Nhiều phụ nữ có xu hướng bị hạ huyết áp khi gây tê ngoài màng cứng, điều này có thể gây nguy hiểm hơn khi huyết áp giảm do một số vấn đề.

Bạn bị nhiễm trùng ở lưng.

Khu vực đã bị nhiễm trùng không nên được gây tê ngoài màng cứng bởi có thể khiến tình trạng nhiễm trùng lây lan đến tủy sống và các khu vực khác của cơ thể và có khả năng gây ra rất nhiều tổn thương.

Những hạn chế cho chuyển dạ

Một số bệnh viện sẽ đặt ra những hạn chế khi bạn có thể gây tê ngoài màng cứng. Có thể là bạn phải ở một thời điểm nào đó trong chuyển dạ, như cổ tử cung mở bốn (4) cm trước khi gây tê ngoài màng cứng. Các bệnh viện khác có thể quyết định không gây tê ngoài màng cứng sau một thời điểm nhất định, ví dụ khi cổ tử cung mở hoàn toàn (10 cm).

Phải làm gì nếu bác sĩ nói không gây tê ngoài màng cứng?

Bạn có thể có thể biết trước rằng gây tê ngoài màng cứng không phù hợp với bạn khi chuyển dạ. Nếu điều này xảy ra bạn có thể chuẩn bị bằng cách cân nhắc các phương pháp giảm đau khác khi chuyển dạ. Một lớp học về sinh đẻ tập trung vào nhiều loại giảm đau khác nhau từ thuốc đến các hình thức giảm đau tự nhiên có thể là lựa chọn tốt để bạn đối phó với việc chuyển dạ, đặc biệt là khi bạn không được gây tê ngoài màng cứng.

Chuyển dạ luôn là việc khó khăn, cho dù bạn có được sử dụng các phương pháp giảm đau hay không. Cân nhắc đến việc thuê một nữ hộ sinh, ngay cả khi bạn muốn gây tê ngoài màng cứng. Một nữ hộ sinh chuyên nghiệp có thể giúp bạn và chồng lựa chọn các biện pháp giảm đau khác nhau bao gồm giảm đau tự nhiên như thư giãn, massage, vv.

Nữ hộ sinh cũng sẽ được đào tạo để cho bạn biết các lựa chọn khác của bạn là để giảm đau như kích thích thần kinh bằng dòng điện xuyên qua da (TENS), truyền tĩnh mạch, vv

Nếu bạn lo lắng về những vấn đề này, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về những lo ngại của bạn. Trong một số trường hợp, bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ gây mê. Họ có thể khám cột sống của bạn, lấy tiền sử bệnh tật, vv. Điều này có thể giúp trả lời các câu hỏi bạn về gây tê ngoài màng cứng chuyển dạ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con

Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm