Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những hiểu lầm phổ biến về bệnh tự kỷ

Bệnh tự kỉ ảnh hưởng đến bất kì ai ở mọi lứa tuổi, giới tính và nó biểu hiện theo nhiều cách khác nhau. Nó cũng phổ biến hơn bạn nghĩ như ở Anh có khoảng 700.000 người mắc tự kỷ.

Khái niệm tự kỉ

Rối loạn tự kỷ (ASD) là một rối loạn phát triển ảnh hưởng đến tương tác xã hội, giao tiếp, sở thích và hành vi.

Thông thường, các triệu chứng của ASD xuất hiện ở trẻ từ 1-3 tuổi, tỉ lệ bé trai mắc bệnh cao hơn bé gái. Mặc dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho ASD nhưng liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nghề nghiệp, hỗ trợ giáo dục và một số biện pháp can thiệp khác có thể hỗ trợ cho trẻ và cha mẹ.

Hiểu lầm 1: Tự kỷ chỉ ảnh hưởng đến các kỹ năng xã hội

Các vấn đề cần quan tâm ở trẻ nhỏ tự kỉ là:

- Chậm phát triển lời nói

- Tập trung nhìn lâu vào người khác

- Ít hoặc không có hứng thú chơi với những đứa trẻ khác

- Không phản ứng với người lớn và không làm theo hướng dẫn của người lớn

- Có hành vi bất thường như tuân thủ nghiêm khắc các thói quen và miễn cưỡng thay đổi, cử động tay hoặc cơ thể lặp đi lặp lại và xếp hàng đồ chơi thay vì chơi với chúng.

Ở trẻ lớn hơn trong độ tuổi đi học, có một số vấn đề phổ biến bao gồm:

- Khó khăn trong việc kết bạn

- Nhận thức xã hội chậm , thô lỗ và vô cảm

- Làm theo cách riêng của chính mình và dường như không vâng lời phụ huynh hoặc giáo viên

- Khó khăn trong việc trò chuyện với người khác, thường ít quan tâm tới người khác nói

- Thói quen cứng nhắc và khó thay đổi

Hiểu lầm 2. Bạn có thể đánh giá chẩn đoán bệnh tự kỉ

Khi lo ngại vấn đề tự kỉ ở trẻ em và thanh thiếu niên nên bắt đầu bằng một bài đánh giá phát triển chung. Vì có một vài triệu chứng có thể gây nhầm lẫn nên điều quan trọng là phải thực hiện đánh giá tổng quát, toàn diện với sự khách quan khoa học. 

Một số đặc điểm giống với tự kỷ:

- Chậm phát triển hoặc khó khăn trong học tập, khiến trẻ chậm nói và hiểu biết kém về giao tiếp xã hội.

- Rối loạn ngôn ngữ, khiến trẻ khó giao tiếp và tương tác với mọi người.

- Rối loạn về cảm xúc như lo lắng, cảm thấy không an toàn, lòng tự trọng kém… khiến trẻ cư xử một cách thất thường.

Các bác sĩ sẽ là những người đánh giá, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách chính xác nhất. 

Hiều lầm 3. Tự kỷ chỉ ảnh hưởng đến trẻ em

Đặc điểm tự kỷ  là phát triển thời gian dài. Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh này sẽ liên tục gặp một số khó khăn về kỹ năng giao tiếp với xã hội so với các bạn cùng trang lứa trong một thời gian dài.

Hiểu lầm 4. Không thể điều trị được tự kỷ

Hiện tại không có thuốc đặc hiệu điều  trị tự kỷ nhưng có rất nhiều phương pháp có thể hỗ trợ và cải thiện hiệu quả. Các loại thuốc và chế độ ăn uống khác nhau trong quá khứ đã được đề xuất là phương pháp điều trị tiềm năng cho bệnh tự kỷ nhưng cho đến nay có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó thực sự có tác dụng.

Nghiên cứu cho thấy điều trị bằng trị liệu ngôn ngữ, phục hồi chức năng, tâm lý học lâm sàng, tâm lý trị liệu và phương pháp giáo dục có thể dẫn đến những cải thiện đáng chú ý và duy trì liên tục cho trẻ tự kỷ. Đó là những phương pháp mang lại kết quả khả quan.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những đặc tính tích cực của người tự kỷ

Bùi Thương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Netdoctor
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm