Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dạy con tự kỷ tại nhà

Khi được biết con bị mắc rối loạn phổ tự kỷ, nhiều cha mẹ rất lo lắng, bối rối không biết phải bắt đầu từ đâu. Hàng trăm vấn đề như học ở đâu, học như thế nào, học cái gì đều trở thành những trăn trở của các bậc cha mẹ.

Dạy con tự kỷ tại nhà

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, gia đình là môi trường tốt nhất đối với trẻ tự kỉ bởi đó là môi trường quen thuộc, trẻ có nhiều cơ hội được tham gia vào các hoạt động hàng ngày cùng với những người thân, được thực hành và luyện tập các kĩ năng. Chính vì vậy, việc cha mẹ hiểu và nắm vững các kỹ năng dạy trẻ tự kỷ tại nhà vừa giúp các cán bộ y tế thúc đẩy tiến độ của việc điều trị, mặt khác, còn tiết kiệm được thời gian và chi phí thời gian và kinh phí trong quá trình can thiệp.

Để thực hiện được các kĩ năng này, cha mẹ lưu ý một số yêu cầu sau:

–  Bắt đầu bằng những đồ chơi, hoạt động mà trẻ thích. Đó là con đường dẫn dắt cha mẹ đến với thế giới của trẻ.

–  Kiên trì thực hiện bởi trẻ sẽ không chú ý và tương tác ngay từ lần đầu tiên.

–  Luôn luôn tạo không khí vui vẻ để trẻ cảm thấy thoải mái và hứng thú tham gia hoạt động hơn.

–  Dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi, trong bất kì tình huống nào, trong mọi hoạt động của gia đình.

Các kĩ năng

  1. Gọi tên trẻ

Thường xuyên gọi tên trẻ để lôi kéo sự chú ý của trẻ và giúp trẻ nhận ra bản thân, tăng khả năng đáp ứng khi bố mẹ gọi.

Gọi tên trẻ trong các hoạt động, trong các trò chơi, khi sai việc trẻ: “Nam. Đưa mẹ bóng”, “Nam. Con gà đâu?”                     

  1. Ngang tầm mắt

Ngồi ở vị trí ngang tầm mắt với trẻ, giúp trẻ tạo được giao tiếp mắt với người đối diện, duy trì tần suất và thời gian giao tiếp mắt khi có cơ hội. Trước tiên hãy sử dụng những đồ chơi, đồ ăn, vật hoặc là hoạt động mà trẻ thích, có hứng thú để trẻ chủ động nhìn mắt nhiều hơn. 

  1. Theo dõi và tham gia

Quan sát các hoạt động của trẻ sau đó tham gia hoạt động đó cùng với trẻ. Trẻ là người dẫn dắt vào hoạt động, chơi cùng với trẻ để tạo sự gắn kết, mối quan hệ gần gũi với trẻ, sau đó thay đổi và tạo ra những cách chơi cho phù hợp.

  1. Tập ngồi

Tập ngồi giúp trẻ tập trung chú ý để hoàn thành được nhiệm vụ, biết chờ đợi và biết cách chơi lần lượt. Khi cho trẻ tập ngồi, cần tránh, loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng và mất tập trung như: tiếng ồn (tivi, chuông điện thoại, tiếng nói chuyện), các đồ chơi xung quanh (gọn gàng, tránh ở trong tầm nhìn của trẻ). Vị trí ngồi nên là một góc hẹp, trẻ khó di chuyển khỏi vị trí.

  1. Đợi và làm theo lần lượt

Trong các hoạt động cần tạo ra sự tương tác, đó là đợi và luân phiên theo lượt. Khi người lớn biết đợi và luân phiên với trẻ, trẻ cũng sẽ học được kĩ năng đợi và luân phiên với người khác. Đợi và làm theo lần lượt là kĩ năng giúp trẻ trở thành một người biết giao tiếp thật sự.                         

  1. Hỗ trợ bằng lời nói và hình ảnh trực quan

Hỗ trợ bằng lời:

  • Sử dụng lời nói đơn giản, nhất quán, chọn nói từ chính và phù hợp với tình huống
  • Cho trẻ thêm thời gian để xử lí thông tin, cân nhắc và đưa ra phản hồi.
  • Kèm theo cử chỉ, điệu bộ và cường điệu hóa cảm xúc khi cần thiết.
  • Thay đổi giọng nói (về ngữ điệu và âm vực): lúc to, lúc nhỏ, lúc nhanh, lúc chậm, tạo sự ngạc nhiên và bất ngờ để kéo sự chú ý của trẻ.
  • Tránh hành động, lời nói tiêu cực (Con đừng có làm như thế, con không được ném đồ…), nói những câu nhấn mạnh vào hành vi phù hợp: Nhặt bóng lên, cất đồ chơi, tắt ti vi…

Hỗ trợ bằng hình ảnh trực quan:

  • Hình ảnh trực quan giúp trẻ hiểu thông tin từ môi trường được chính xác hơn, bù đắp những khó khăn khi xử lí các thông tin bằng thính giác.
  • Hình ảnh trực quan giúp trẻ kiểm soát hành vi: trẻ chưa biết sử dụng ngôn ngữ nói để thể hiện nhu cầu bản thân, trẻ có thể dùng phương tiện khác để hỗ trợ hoặc thay thế cho ngôn ngữ nói như tranh ảnh, cử chỉ điệu bộ (chỉ ngón)
  • Hình ảnh trực quan hỗ trợ trẻ phát triển các kĩ năng (kĩ năng tự phục vụ…), phát triển, hiểu và thể hiện cảm xúc.
  • Hình ảnh trực quan có thể là: Ảnh thật, ảnh biểu tượng, video, các cử chỉ điệu bộ, ánh mắt, nét mặt của người lớn.
  1. Tạo nhu cầu

Trẻ tự kỉ thường có ý thích thu hẹp và ít nhu cầu, do đó cần tạo các tình huống để kích thích nhu cầu của trẻ, đó là cơ hội tốt nhất để trẻ tương tác.

Tạo nhu cầu cho trẻ bằng một số cách sau:

  • Để đồ lên cao: Trong tầm nhìn nhưng ngoài tầm với
  • Để đồ vào hộp trong suốt đậy kín: Để trẻ nhìn thấy và yêu cầu người lớn lấy giúp
  • Cho trẻ lựa chọn: Có thể đưa cho trẻ thứ mà trẻ không thích hoặc lựa chọn giữa đồ vật trẻ thích và không thích.
  • Từng chút một: Không nên đưa tất cả đồ chơi hoặc đồ ăn cho trẻ, nên đưa cho trẻ từng đồ một, từng miếng đồ ăn một để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn.

+ Đưa các vật liệu mà trẻ cần hỗ trợ để sử dụng/ vận hành được: Chỉ đưa bát mà không đưa thìa, chỉ đưa đàn mà không đưa que gõ.

+ Đưa từng phần một để trẻ phải yêu cầu thêm: Đưa từng miếng ghép hình, cho từng miếng bim bim…

+ Không đưa rất cả các vật liệu mà trẻ cần để thực hiện hoạt động (trẻ sẽ làm hỏng hoặc không biết cách chơi): Không đưa cả hộp thổi bóng cho trẻ, nên đưa que thổi, nếu trẻ muốn chơi, trẻ đưa que thổi cho mẹ.

+ Làm một việc mà trẻ không muốn bạn làm (trẻ sẽ phản đối): Trẻ muốn mở hộp đồ chơi, khi đó bạn làm động tác giả vờ cất đi và nói “cất đi”, sau đó đợi phản ứng của trẻ. Nếu trẻ đòi đồ chơi bạn dạy trẻ “xin” hoặc “ạ” hoặc chỉ vào hộp hoặc nói một từ nào đó đúng tình huống như “mở”, “lấy”…  

+ Làm trái với kỳ vọng của trẻ (tình huống ngớ ngẩn): Trẻ muốn ăn sữa chua, không đưa thìa cho con mà lại đưa ống hút, dạy biết từ chối không phải ống hút và chỉ tay để lấy thìa.

Trợ giúp trẻ – Cầm tay chỉ việc

Trẻ rất khó để học bằng bắt chước, do đó trẻ cần được dạy chính xác về việc nên làm. Vì vậy, hỗ trợ trẻ khi cần là cần thiết.

Các bước trợ giúp trẻ như sau:

  • Làm mẫu cách làm: Làm mẫu các kĩ năng hoặc cách chơi để trẻ quan sát và bắt chước làm theo, nếu trẻ không bắt chước, chuyển sang bước tiếp theo.
  • Cầm tay chỉ việc hoàn toàn: Hoàn toàn cầm tay trẻ thực hiện nhiệm vụ
  • Cầm tay chỉ việc một phần: Cầm tay trẻ để nhắc nhở, sau đó để trẻ tự thực hiện; hoặc đẩy nhẹ tay trẻ để trẻ biết cần phải làm gì.
  • Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng hành động và cử chỉ kèm lời nói
  • Nhắc nhở, hỗ trợ trẻ bằng ánh mắt kèm lời nói
  • Nhắc nhở bằng trẻ lời nói
  • Chuỗi – từng bước nhỏ

Từ việc thực hiện những bước nhỏ, hành động đơn giản để hoàn thành một chuỗi, trình tự, nhiệm vụ phức tạp.

-Chuỗi Tiến là bắt đầu ở bước đầu tiên và dạy từng bước thứ tự

-Chuỗi Ngược là bắt đầu ở bước cuối cùng trong chuỗi và thực hiện ngược lại

  1.  Chơi đa dạng

Học cách chơi đồ chơi theo nhiều cách khác nhau sao cho trẻ không gặp khó khăn, không máy móc và rập khuôn với một kiểu chơi duy nhất theo cách riêng của trẻ.

Bắt đầu chơi bằng những cách đơn giản, sau đó tăng dần tính phức tạp của đồ chơi/trò chơi.

Chơi đa dạng giúp nâng cao khả năng nhận thức của trẻ.

  1.  Có cấu trúc

Lịch trình hoạt động: Lịch trình giúp trẻ hiểu và biết hành động đang diễn ra, hành động nào sẽ diễn ra tiếp theo và giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn, giảm bối rối và lúng túng khi có thể phán đoán trước được sự việc có thể xảy ra.

Bắt đầu và kết thúc: Trong bất kì hoạt động nào cũng cần cho trẻ hiểu khi nào bắt đầu một hành động, và khi nào là kết thúc hành động giúp trẻ dễ dàng học và hoàn thành nhiệm vụ hơn.

Khi bắt đầu chơi nên nói “Bây giờ chơi….”, khi chơi xong có thể nói “Chơi xong rồi. Cất đi”, kèm theo các hỗ trợ (hình ảnh, hành động) trực quan phù hợp.

Trong khi chơi:

Bất kì hoạt động nào cũng cần tổ chức theo một trình tự nhất định “Bắt đầu – diễn biến – kết thúc”

+Bắt đầu: “Bây giời chơi đọc sách”

+Diễn biến: Dậy trẻ nhận biết, chỉ tranh ảnh trong sách

+Kết thúc: “Đọc sách xong rồi. Cất sách/Cất đi”

11. Củng cố

Củng cố được đưa ra khi trẻ có những phản hồi phù hợp như: Chủ động nhìn mắt, chú ý tích cực, hành vi đúng, thành công dù nhỏ…  

Các hình thức củng cố:

- Khen ngợi bằng lời: “nhìn giỏi”, “ghép hình rất giỏi”

– Luôn mỉm cười: tạo sự gần gũi, thân thiện

- Chạm vào người/cù ki, ôm, hôn trẻ

- Phần thưởng hữu hình: bằng đồ ăn, đồ chơi mà trẻ thích, sticker (hình dán yêu thích)

- Chơi theo ý thích: Chơi theo cách mà trẻ thích (thời gian ngắn).

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những đặc tính tích cực của người tự kỷ

Ths giáo dục đặc biệt Mai Xuân Thu - Theo Bệnh viện Nhi Trung Ương
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm