Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những biến chứng thường gặp khi mang thai đôi

Khi biết tin mình mang thai đôi, bạn sẽ vui mừng gấp đôi, nhưng đi kèm với đó gánh nặng và tránh nhiệm cũng sẽ tăng lên gấp đôi. Mang thai đôi có làm tăng thêm các biến chứng của thai kỳ không? Liệu những biến chứng này có ảnh hưởng đến cả 2 em bé hay không? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu.

Các biến chứng phổ biến của việc mang thai đôi

Sinh non

Sinh non là khi bạn sinh con trước 37 tuần. Khi bạn mang càng nhiều em bé trong bụng, thì khả năng thời gian mang thai của bạn sẽ càng giảm xuống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, gần 60% số ca mang thai đôi sẽ kết thúc bằng việc sinh non. Sinh non thường là hậu quả của việc vỡ màng ối sớm, từ đó dẫn đến việc chuyển dạ trước 37 tuần thai. Khi buộc phải ra đời trước 37 tuần, cơ thể của cả 2 em bé đều chưa phát triển toàn diện, các cơ quan chưa trưởng thành và do đó, các cặp sinh đôi thường sẽ nhỏ hơn và có cân nặng sơ sinh thấp hơn. Các cặp sinh đôi sinh ra trước 37 tuần cũng thường sẽ phải chăm sóc y tế đặc biệt, cả về vấn đề ăn uống, hít thở, chống lại tình trạng nhiễm trùng và thậm chí là cả giữ ấm. Trẻ sinh non nói chung thường rất nhạy cảm với các vi khuẩn gây nhiễm trùng và do vậy, trẻ cần được chăm sóc y tế đặc biệt.

Cân nặng sơ sinh thấp

Cân nặng sơ sinh thấp thường đi kèm với các cặp song sinh sinh non. Cân nặng sơ sinh thấp được định nghĩa là khi cân nặng của trẻ dưới 2500g khi sinh ra. Trẻ sinh đôi có cân nặng sơ sinh thấp sẽ có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề sức khỏe lâu dài như mất thính lực, các vấn đề về thị lực, bại não và chậm phát triển trí tuệ.

Hạn chế tăng trưởng trong tử cung

Một trong những biến chứng phổ biến của mang thai đôi là hạn chế tăng trưởng trong tử cung. Hạn chế tăng trưởng trong tử cung là khi tốc độ tăng trưởng của cặp sinh đôi bắt đầu chậm lại từ tuần thứ 30 -32 do bánh rau không thể chịu được sự phát triển của cả 2 em bé nữa. Do cả 2 em bé sẽ “cạnh tranh” để thu được đủ các chất dinh dưỡng nên đến một ngưỡng nào đó cơ thể sẽ không thể chịu được sự phát triển của cả 2 em bé nữa. Tình trạng hạn chế tăng trưởng trong tử cung có thể được phát hiện ra thông qua việc siêu âm.

Tiền sản giật

Trong khi mang thai đôi, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải tình trạng tiền sản giật và tăng huyết áp thai kỳ. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc thai kỳ cẩn thận, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển các vấn đề khác từ tình trạng tiền sản giật.

Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ cũng là một biến chứng phổ biến của việc mang thai đôi. Hai bánh rau sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin và cơ thể cũng sẽ tăng lượng đường huyết. Một số yếu tố khác gây tiểu đường thai kỳ khi mang thai đôi là do kích thước bánh rau lớn và tăng nồng độ các hormone trong bánh rau.

Nhau bong non

Nhau bong non là tình trạng thường xảy ra ở các ca mang thai đôi hơn so với mang thai một. Nguy cơ tiền sản giật cao hơn ở những ca mang thai đôi sẽ dẫn đến tình trạng vỡ ối và bong nhau thai sớm. Nhau bong non có thể sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trong hơn do bánh rau không còn bám dính vào niêm mạc tử cung nữa. Tình trạng này thường gặp trong 3 tháng cuối thai kỳ. Nhau bong nong sẽ làm tăng khả năng phải sinh thường. Ngoài liên quan đến mang thai đôi, nhau bong nong còn thường liên quan đến tình trạng hút thuốc lá khi mang thai, sử dụng thuốc có hại và suy dinh dưỡng khi mang thai. Bằng việc có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng khi mang thai và tuân thủ các hướng dẫn chăm sóc thai kỳ, bạn có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhau bong non

Thai chết lưu

Thai chết lưu trong tử cung là tình trạng rất hiếm gặp. Bác sĩ sản khoa sẽ giúp bạn xác định xem liệu có cần can thiệp y tế hay không. Nếu bạn mang thai đôi nhưng có 2 màng đệm thì có thể không cần phải can thiệp ngay nhưng nếu bạn mang thai đôi và chỉ có một màng đêm, thì việc can thiệp để sinh sớm là việc làm cần thiết.

Dị tật bẩm sinh

Mang thai đôi làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở cả 2 em bé. Một số dạng dị tật bẩm sinh phổ biến bao gồm bất thường về tim, dị tật ống thần kinh (như nứt đốt sống) và các rối loạn về tiêu hóa.

Hội chứng truyền máu song thai

Đây là tình trạng chỉ xảy ra với cặp sinh đôi cùng trứng và có một bánh rau. Các mạch máu bên trong bánh rau sẽ giúp cấp máu và oxy từ em bé này sang em bé kia. Trong hội chứng truyền máu song thai, dòng máu sẽ được chuyển từ em bé này sang em bé kia thông qua hệ thống kết nối mạch máu chung. Theo thời gian, có một em bé sẽ nhận được quá nhiều máu hơn so với em bé còn lại, khiến hệ tuần hoàn của em bé nhận bị quá tải là làm tăng lượng nước ối. Trong khi đó, em bé cho sẽ không nhận đủ lượng máu và do đó cũng sẽ có ít nước ối hơn. Bác sĩ sản khoa thường sẽ xử lý tình trạng này bằng cách dẫn lưu dịch thừa của em bé nhận ra ngoài.

Dây rốn quấn cổ

Dây rốn trong màng ối thường sẽ được cả 2 em bé dùng chung. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ phải kiểm soát sự phát triển của 2 em bé trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ. Nếu có bất cứ vấn đề gì xảy ra, bạn buộc sẽ phải sinh non.

Sinh mổ

Nếu 2 thai nhi có ngôi xấu thì thường sẽ phải sinh mổ. Tuy nhiên, các ca sinh đôi vẫn có thể sinh thường, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào ngôi của thai.

Trĩ sau sinh

Kích thước bánh rau lớn và sự phát triển quá lớn của bào thai sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ sau sinh của bạn. Bạn sẽ bị chảy máu nghiêm trọng trong và sau khi sinh.

Để làm giảm các biến chứng trên, bạn nên:

  • Biết được các dấu hiệu nhận biết bất thường ở thai nhi như triệu chứng sinh non, tiền sản giật
  • Theo dõi cân nặng tăng lên trong suốt thai kỳ, đặc biệt là sau tuần thai thứ 20.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ và uống nhiều nước
  • Bổ sung sắt
  • Khám thai định kỳ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sảy thai: sự thật và những con số thống kê

Ths. Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo MomJunction) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm