Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những chất béo thiết yếu cho chế độ ăn của trẻ 06 tháng – 03 tuổi

Ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ trong giai đoạn thai nhi, sơ sinh và ăn dặm cần cung cấp đầy đủ các loại chất béo thiết yếu này để giúp não bộ phát triển khỏe mạnh.

Nhiều bậc phụ huynh thường bỏ quên hay hạn chế cho con ăn chất béo vì tâm lý sợ con thừa cân. Tuy nhiên đây là sự hiểu lầm nghiêm trọng vì chất béo lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ. Riêng với trẻ em trong 3 năm đầu đời, đây là giai đoạn vàng giúp xây dựng và hình thành 80% cấu trúc não bộ mà chất béo chiếm đến 60% cấu tạo vỏ não nên rất cần thiết. Vậy có bao nhiêu loại chất béo và bổ sung thế nào cho đúng cách để bé phát triển khỏe mạnh? 

Chất béo được phân loại như thế nào?

Chất béo được chia làm 2 loại chính là chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa.

  • Chất béo bão hòa chủ yếu có trong bơ, sữa, óc heo, mỡ động vật…Loại chất béo này là một trong những thành phần thiết yếu để xây dựng nên mô và các cơ quan của cơ thể.
  • Các chất béo không bão hòa được tìm thấy dồi dào ở các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi. Trong đó, DHA, EPA (thuộc nhóm Omega 3) giữ vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh trung ương của trẻ, giúp xây dựng và phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn 03 năm đầu đời.

Chất béo thiết yếu & phù hợp cho trẻ 06 tháng – 03 tuổi

Các chuyên gia khuyến nghị, ba mẹ nên bổ sung đủ cả 2 loại chất béo bão hòa và không bão hòa trong thực đơn của trẻ theo tỉ lệ 3:7. Trong đó, chất béo bão hòa có vai trò duy trì các tế bào và mô khỏe mạnh. Trẻ em không được bổ sung đầy đủ chất béo bão hòa có nguy cơ thiếu hụt năng lượng và dễ dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi.

Quan trọng hơn, chất béo không bão hòa càng là nhóm không thể thiếu vì liên quan mật thiết đến sự phát triển não bộ của bé, đặc biệt là Omega-3. 2 dưỡng nhất tiêu biểu trong nhóm này DHA, EPA. 

DHA chiếm tới 1/4 lượng chất béo trong não, chiếm tỉ lệ rất cao trong chất xám, được gọi là “gạch xây cho não”. Với màng tế bào thần kinh, DHA tăng sự đàn đồi, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác. Ngoài ra, DHA còn tham gia vào quá trình hình thành các nơ-ron thần kinh, vận chuyển glucose để cung cấp năng lượng cho não bộ. Với mắt của trẻ, DHA chiếm đến 93% trong tổng số các acid béo tại tế bào võng mạc.

Song song đó, EPA cũng rất cần thiết. EPA đóng vai trò quan trọng trong chức năng truyền- nhận tín hiệu của não bộ, giúp tăng khả năng học và tập trung. Bên cạnh đó, EPA hỗ trợ tăng cường hoàn thiện hệ miễn dịch, từ đó giảm ho do dị ứng và hen ở trẻ nhỏ.

Trong giai đoạn ăn dặm, trẻ không còn bú mẹ hoàn toàn nên cần được bổ sung đủ DHA, EPA qua các loại thực phẩm. Nguồn thực phẩm giàu DHA, EPA nhất là các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi, cá tuyết, cá thu và cá trích. 

Tuy nhiên, trong độ tuổi từ 06 tháng đến 03 tuổi, cách bổ sung chất béo từ thực phẩm có thể chưa cung cấp đủ hàm lượng cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Vì ở độ tuổi này, trẻ thường không ăn được nhiều. Do đó, các bậc phụ huynh có thể sử dụng dầu ăn dinh dưỡng đặc chế dành riêng cho trẻ có chiết xuất từ cá hồi với liều lượng 2 muỗng (10ml) vào 2 khẩu phần ăn/ngày  để đảm bảo trẻ được bổ sung đầy đủ lượng chất béo cần thiết.

Tóm lại, trẻ em đang trong giai đoạn hình thành và phát triển cần được bổ sung đầy đủ và cân bằng các loại chất béo bão hòa và không bão hòa, đặc biệt là DHA và EPA để phát triển não bộ toàn diện.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiểu đúng về DHA – dưỡng chất vàng cho sự phát triển của trẻ

PGs.Ts.Bs. Hoàng Thị Thanh

Phó trưởng phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM

Bình luận
Tin mới
  • 11/04/2025

    Những gì cần biết về thức uống “proffee”

    Gần đây, một xu hướng mới mang tên "proffee" đã thu hút sự chú ý mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là TikTok. Tuy nhiên, liệu thức uống proffee có thật sự mang lại những lợi ích như nhiều người vẫn tin tưởng hay không?

  • 11/04/2025

    Sử dụng thuốc mỡ tra mắt đúng cách

    Cùng với thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề về mắt. Vì thuốc mỡ đi thẳng vào mắt nên có thể bắt đầu có tác dụng nhanh hơn nhiều so với thuốc uống.

  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

Xem thêm