Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhìn mờ trong thời kỳ mang thai

Khi mang thai, bạn có thể gặp phải các tình trạng như ốm nghén, đau lưng, táo bón và phù chân. Tuy nhiên, có một vấn đề rất phổ biến cũng ảnh hưởng nhiều đến các bà mẹ trong thời gian này chính là những ảnh hưởng đến thị lực.

Ảnh hưởng nổi bật nhất đến thị lực trong giai đoạn thai kỳ là nhìn mờ. Nhìn mờ trong thai kỳ gặp ở khá nhiều các bà mẹ, và thậm chí nó còn có thể kéo dài tới giai đoạn sau sinh.

Điều gì gây ra tình trạng nhìn mờ trong giai đoạn thai kỳ?

Chúng ta đều biết rằng các hormone trong thai kỳ ảnh hưởng đến cơ thể mạnh như thế nào. Chúng điều phối và có thể làm thay đổi các trạng thái của bạn, gây tình trạng phổ biến như ốm nghén hay chán ăn. Đối với nhìn mờ, nguyên nhân cũng là tương tự. Nếu bạn gặp phải tình trạng phù chân, đôi khi bạn sẽ cảm thấy nặng mí mắt. Lý do là nước được tích tụ lại ở khoảng gian bào, và ở những nơi có vùng mô lỏng lẻo như vùng hố mắt, nước có thể tích đọng và gây cảm giác nặng. Việc giữ nước trong vùng hố mắt có thể làm tăng áp lực nhãn cầu và làm cho giác mạc của bạn dày hơn, kéo theo tình trạng mờ mắt. Đồng thời, quá trình thay đổi nội tiết tố cũng làm cho mắt bạn giảm tiết nước mắt, khiến mắt khô và cũng có thể gây nên nhìn mờ.

Tình trạng nhìn mờ có thể khiến bạn trở nên lo lắng, nhưng hãy yên tâm, nhìn mờ trong giai đoạn thai kỳ thường không phải là vấn đề nghiêm trọng. Hiện tượng nhìn mờ cũng có thể do các căng thẳng thần kinh, nhưng nó thường không ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Làm cách nào để xử lý tình trạng này?

Nhìn mờ trong giai đoạn thai kỳ thường là phổ biến, và bạn nên an tâm rằng mắt sẽ sáng trở lại sau khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thị lực của bạn có thể bị thay đổi hoàn toàn và sau khi sinh em bé, bạn có thể phải sử dụng các biện pháp can thiệp hỗ trợ cho mắt.

Theo các chuyên gia, các bà mẹ được khuyến nghị nên chờ đợi từ 6 đến 9 tháng sau sinh để chắc chắn thị lực của mình quay trở về mức ban đầu một cách hoàn toàn. Nhiều khả năng thị lực sẽ hồi phục dần dần trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể làm một số cách như:

1. Bỏ kính áp tròng

Khi bạn đeo kính áp tròng, bạn có thể nhận ra tình trạng nhìn mờ càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do là sự thay đổi hormone có thể khiến thay đổi phần giác mạc và làm cho kính áp tròng trở nên không vừa với mắt. Bạn có thể thay thế kính áp tròng bằng kính mắt thông thường để hỗ trợ thị lực cho mắt.

2. Dành thời gian cho mắt nghỉ ngơi

Tình trạng nhìn mờ có thể trở nên tồi tệ hơn nữa nếu mắt bạn đang trong trạng thái mệt mỏi. Nếu bạn phải làm việc nhiều với màn hình máy tính, bạn nên dành những khoảng thời gian nghỉ ngơi xen kẽ để cho mắt được thư giãn. Nhìn ra xa, giảm độ sáng màn hình và dành 2 phút cho mỗi 1 giờ làm việc.

Một giấc ngủ tốt vào buổi tối cũng là vô cùng quan trọng. Nghỉ ngơi sẽ giúp mắt bạn hồi phục và khỏe mạnh, tránh tình trạng nhìn mờ.

3. Dùng thuốc nhỏ mắt

Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng nước mắt nhân tạo hay các loại thuốc nhỏ mắt giúp dưỡng mắt. Việc làm ẩm cho mắt cũng giúp điều chỉnh thị lực, giảm tình trạng nhìn mờ nhất là khi sự thay đổi hormone làm giảm quá trình tái sản xuất nước mắt.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ kỹ càng nếu dùng nước mắt nhân tạo không mang lại hiệu quả. Bác sĩ có thể sẽ kê cho bạn sử dụng các thuốc nhỏ mắt giúp bôi trơn mắt.

4. Không nên đeo kính ngay lập tức?

Thật vậy. Tình trạng nhìn mờ của mắt có thể sớm chấm dứt, do vậy bạn không nên tìm mua kính thuốc và sử dụng ngay khi phát hiện. Thậm chí cho dù biện pháp này có thể giúp mắt bạn đạt thị lực tốt như ban đầu, nhưng chúng vẫn quá mạnh và có thể khiến mắt bạn mất nhiều thời gian cũng như khó khăn hơn để hồi phục sau khi sinh.

Một số vấn đề về mắt khác thường gặp

 Nhìn mờ không phải là vấn đề duy nhất gặp phải trong giai đoạn này. Bạn có thể gặp phải một số vấn đề khác như đau mắt,…

Mang thai là một quá trình gian khổ, và nó có thể làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể. Điều này dẫn đến việc bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cao hơn. Ngoài ra, thị lực ngoại vi của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng do sự thay đổi của hormone trong cơ thể.

Một vấn đề cũng hay gặp phải ở những bà mẹ mang thai là tình trạng thâm quanh mắt. Điều này cũng có thể đổ lỗi cho sự thay đổi của hormone, dẫn đến vùng da quanh mắt bị thay đổi màu sắc.

Những thay đổi trong thời kỳ này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, nhưng bạn nên yên tâm vì chúng sẽ không ảnh hưởng đến thị lực sau này của bạn. Hầu hết các trường hợp đều hồi phục trở lại bình thường sau vài tuần sau sinh. Nếu các vấn đề này kéo dài hơn nữa, hay đến gặp bác sĩ.

Tổng kết

Hormone trong thời gian thai kỳ có thể làm thay đổi cơ thể bạn rất nhiều. Có những thay đổi mà bạn mong đợi như cảm xúc, tình trạng nghén ban đầu hay tăng cân, nhưng cũng có những thay đổi mà bạn không hề mong muốn như thay đổi thị lực, nhìn mờ.

Bạn không nên quá lo lắng về tình trạng nhìn mờ trong thai kỳ, vì đây là một vấn đề khá phổ biến và thường không quá lo ngại. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì lo ngại, bạn nên gặp bác sĩ để được khám và tư vấn, cũng như phát hiện các vấn đề sớm nhất có thể. Điều quan trọng là trong thời gian này, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để mắt điều tiết hợp lý, và có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo hay thuốc nhỏ mắt để duy trì sức khỏe cho mắt.

Tham khảo thêm thông tin tại: Cải thiện thị lực sau sinh

Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Các triệu chứng của rung nhĩ

    Khi đặt tay lên ngực, bạn có thể cảm nhận được nhịp đập quen thuộc của trái tim mình. Nếu tim đập nhanh hơn và cảm giác này kéo dài trong vài phút, đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể mắc tình trạng gọi là rung nhĩ.

  • 20/04/2024

    Cách xây dựng chế độ ăn uống hỗ trợ phòng ngừa ung thư

    Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh ung thư. Để giảm nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm này, bạn nên cắt giảm một số thực phẩm, đồ uống kém lành mạnh như thịt đỏ, rượu bia.

  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

Xem thêm