Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm Adenovirus ở trẻ em

Adenovirus đang được nghi ngờ là nguyên nhân gây nên hàng loạt ca nhiễm viêm gan bí ẩn hiện nay. Các bậc cha mẹ hãy cùng tìm hiểu về loại virus nguy hiểm này trong bài viết dưới đây.

Adenovirus là gì?

Adenovirus là một nhóm virus có thể gây ra nhiễm trùng. Nhiễm trùng Adenovirus có thể xảy ra ở trẻ em với mọi lứa tuổi, nhưng chúng phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hầu hết trẻ em đã từng bị nhiễm adenovirus ít nhất một lần trước 10 tuổi.

Có nhiều loại adenovirus khác nhau, vì vậy trẻ rất có thể có khả năng bị nhiễm nhiều hơn một lần. Ngoài ra những virus này không có “mùa” như các loại virus khác (chẳng hạn như virus cúm), vì vậy mà nhiễm trùng này có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm.

Adrnovirus gây ra những bệnh gì ở trẻ em?

Bệnh lý phổ biến nhất khi nhiễm Adenovirus ở trẻ em là sốt và một số bệnh khác như là:

  • Cảm lạnh

  • Mắt hồng (viêm kết mạc, đau mắt đỏ)

  • Viêm thanh khí phế quản

  • Viêm tiểu phế quản

  • Viêm phổi

  • Viêm dạ dày ruột

  • Nhiễm trùng bàng quang

  • Viêm màng não và viêm não.

Hầu hết các nhiễm trùng đều khá nhẹ, tuy nhiên nhiễm trùng nghiêm trọng vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và những trẻ có hệ miễn dịch kém. Một số loại virus có thể liên quan đến những bệnh lý nặng nề hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm Adenovirus

Các triệu chứng của nhiễm trùng adenovirus phụ thuộc vào loại adenovirus trẻ bị nhiễm và bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường là xảy ra thường xuyên nhất, chẳng hạn như sốt, đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, và ho thành cơn.

Adenovirus cũng có thể gây ra:

  • Đỏ mắt và đau mắt
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Đi tiểu thường xuyên, đau rát khi đi tiểu, tiểu ra máu
  • Đau đầu.

Adenovirus có lây không?

Adenovirus rất dễ lây lan và phổ biến ở những nơi có sự tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như trung tâm chăm sóc trẻ em, trường học, bệnh viện và trại hè.

Adenovirus có thể lây lan qua các giọt bắn nhỏ khi người bị nhiễm trùng ho hoặc hắt hơi. Phân cũng có thể là tác nhân lây nhiễm bệnh thông qua nước bị ô nhiễm, tã bẩn và rửa tay không kỹ. Sự bùng phát của adenovirus tại các trại hè có liên quan đến nước bị ô nhiễm trong các bể bơi và hồ nước.

Một đứa trẻ cũng có thể nhiễm virus khi chạm vào người hay đồ vật có virus. Adenovirus có thể tồn tại trên các bề mặt trong một thời gian dài. Vì vậy, chúng có thể lây lan trên các đồ chơi, khăn tắm và các món đồ vật khác bị ô nhiễm.

Các triệu chứng thường bắt đầu từ 2 ngày đến 2 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với adenovirus.

Nhiễm Adenovirus được chẩn đoán như thế nào?

Các triệu chứng của nhiễm trùng Adenovirus rất giống những triệu chứng do nhiễm trùng khác. Thông thường, không cần làm các xét nghiệm nếu trẻ chỉ có các triệu chứng nhẹ. Nhưng nếu trẻ bị nhiễm trùng nặng, các bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm dịch tiết đường hô hấp hoặc kết mạc (mắt), mẫu phân, mẫu máu hoặc nước tiểu để xác định chẩn đoán.

Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra Adenovirus trong các đợt bùng phát dịch nghi ngờ do virus này gây ra. (Một đợt bùng phát được hiểu là khi nhiều người mắc phải các triệu chứng giống nhau)

Nhiễm Adenovirus được điều trị như thế nào?

Hầu hết các trường hợp nhiễm adenovirus đều trở nên tiến triển tốt hơn khi điều trị tại nhà, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều
  • Uống đủ chất lỏng
  • Uống acetaminophen nếu cơn sốt làm trẻ khó chịu
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc thuốc nhỏ mũi nước muối để giúp trẻ hết nghẹt mũi.

Trẻ sơ sinh và trẻ em bị nôn mửa và tiêu chảy không thể uống đủ chất lỏng có thể cần phải điều trị mất nước.

Trẻ sơ sinh (đặc biệt là trẻ mới sinh và trẻ sinh non), những trẻ có hệ miễn dịch kém, trẻ em khỏe mạnh và người lớn bị nhiễm adenovirus nặng có thể cần dùng thêm thuốc kháng virus và điều trị tại bệnh viện bao gồm truyền dịch, thở oxy và điều trị khó thở.

Nhiễm Adenovirus có thể kéo dài trong bao lâu?

Hầu hết các trường hợp nhiễm adenovirus kéo dài từ vài ngày đến một hoặc hai tuần. Nhiễm trùng nặng có thể dài ngày hơn và gây ra các triệu chứng kéo dài, chẳng hạn như ho dai dẳng.

Nhiễm Adenovirus có ngăn ngừa được không?

Để giúp ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng adenovirus, cha mẹ và những người chăm sóc trẻ nên:

  • Đảm bảo trẻ và người chăm sóc trẻ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên
  • Giữ cho các bề mặt dùng chung sạch sẽ (chẳng hạn như mặt bàn ăn và đồ chơi)
  • Đưa trẻ bị nhiễm virus ra khỏi nhà trẻ và trường học cho đến khi các triệu chứng biến mất
  • Dạy trẻ hắt hơi và ho vào áo hoặc khăn giấy - không phải ho vào tay.

Khi nào nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ?

Đưa trẻ tới gặp bác sĩ nếu trẻ có các dấu hiệu sau:

  • Trẻ bị sốt cao hoặc sốt kéo dài hơn vài ngày
  • Trẻ có vấn đề về hô hấp
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi hoặc có hệ miễn dịch kém
  • Trẻ bị đỏ mắt, đau mắt hoặc thay đổi thị lực.

Trẻ bị tiêu chảy nặng, nôn mửa hoặc có dấu hiệu mất nước, chẳng hạn như đi tiểu ít hơn hoặc tã ướt ít hơn, miệng khô, mắt trũng sâu, mệt mỏi và bơ phờ

Ngoài ra, bạn cũng là người hiểu rõ tình trạng của trẻ nhất, vì vậy, nếu trẻ có vẻ ốm nặng, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay lập tức nhé!

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bệnh gan ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh.

BS. Đoàn Hồng - Theo Kids Health
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm