Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhận biết biến chứng nguy hiểm của bệnh lao cột sống

Lao cột sống là tình trạng viêm đốt sống - đĩa đệm do lao hay gặp nhất. Bệnh có các biểu hiện sốt nhẹ về chiều, vã mồ hôi, gầy sút, da xanh xao, ăn uống kém kèm theo đau cột sống âm ỉ liên tục. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, lao cột sống có thể để lại di chứng nặng nề.

1. Bệnh lao cột sống là gì?

Bệnh lao cột sống còn được gọi là bệnh mục xương sống, hay hủy xương sống do lao. Lao cột sống nằm trong danh sách những bệnh lý lao ngoài phổi bên cạnh lao màng não, lao thận, lao màng bụng,...

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến nhất từ 21 - 30 tuổi và 41 - 50 tuổi.

Các vị trí dễ bị vi khuẩn lao tấn công:

- Lao cột sống vùng thắt lưng và vùng ngực: chiếm 96%) nhiều nhất là cột sống ngực (xấp xỉ 80%).

- Đốt sống cổ: có tỷ lệ nhiễm lao thấp nhất.

2. Nguyên nhân gây lao cột sống

Có 2 nguyên nhân gây bệnh: Nguyên phát hoặc nguyên nhân thứ phát. Nguyên nhân chính vẫn là do vi khuẩn có tên khoa học Mycobacterium tuberculosis hominis.

3. Triệu chứng lao cột sống

Lao cột sống sẽ phá hủy các thân đốt sống một cách âm thầm. Vì vậy các triệu chứng lao cột sống xuất hiện rất chậm và thường giống như lao phổi:

- Sốt nhẹ về chiều, chán ăn, giảm cân và cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

- Bệnh nhân thấy đau vùng đốt sống bị tổn thương: đau âm ỉ và tăng dần vào chiều và đêm. Nếu bị ở ngực thường đau khu trú ở đốt sống vùng ngực. Đau càng dữ dội thì cột sống thắt lưng bị phá hủy nặng dẫn đến một hay hai chân co giật.

- Chân tay bị teo: Thường thấy trong lao cột sống thắt lưng. Kèm theo đó là các biểu hiện liệt vận động hai chân, do chèn ép tủy sống.

- Rối loạn biến dưỡng da, lông, móng khi hai chân có dấu hiệu bị chèn ép rễ thần kinh.

- Căng phồng ổ bụng dưới. Khi áp xe quá lớn dưới da sẽ dẫn đến hiện tượng dò mủ dưới da.

- Liệt vận động hai chân: do lao cột sống ngực thấp.

Lao cột sống.

4. Đường lây truyền của bệnh

Bệnh lao là một loại bệnh truyền nhiễm có thể lây từ người bệnh sang người lành, chủ yếu là qua đường hô hấp. Vi khuẩn lao thường gây tổn thương ở phổi trước tiên rồi sau đó theo tuần hoàn máu và bạch huyết khu trú tại các cơ quan khác ngoài phổi, trong đó có hệ xương khớp và lao cột sống chiếm tỷ lệ lớn.

Con đường lây truyền chính của bệnh lao cột sống:

- Thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh;

- Nhiễm lao thông qua các vết thương hở trên da;

- Lây từ mẹ sang con.

5. Đối tượng nguy cơ bệnh lao cột sống

- Người có tiền sử mắc bệnh về lao phổi hoặc lao xương;

- Hay tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh lao;

- Mắc hội chứng suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, các bệnh lý mạn tính khiến hệ miễn dịch yếu,

- Sử dụng thuốc corticoid, thuốc điều trị ung thư;

- Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ .

6. Phát hiện sớm có thể điều trị bảo tồn

Bác sĩ khám lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán bệnh sớm với chẩn đoán hình ảnh X-quang; Hình ảnh cộng hưởng từ giúp chẩn đoán lao cột sống sớm nhất trong tháng đầu. Các xét nghiệm máu nhằm hỗ trợ. Khám vi trùng lao, xét nghiệm PCR giúp chẩn đoán xác định khi lấy được các bệnh phẩm như mủ, bã đậu hay xương chết trong ổ lao.

7. Các biến chứng bệnh lao cột sống

Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng:

- Chèn ép thần kinh xung quanh do xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm, do áp-xe lạnh, do viêm màng nhện tủy… gây đau. Nếu chèn ép thần kinh ở vùng cột sống thắt lưng gây yếu liệt hai chân, rối loạn cảm giác vùng hậu môn sinh dục khiến đại tiểu tiện không tự chủ. Chèn ép ở cột sống cổ có thể gây liệt tứ chi....

Bệnh không được điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Có thể gây biến dạng cột sống, hoặc gù nhọn cột sống;

- Khàn tiếng, gặp khó khăn trong ăn uống;

- Làm tăng nguy cơ bị gãy xương, đặc biệt là vùng cột sống cổ; Nén tủy sống;

- Có thể gây suy hô hấp

- Có thể bị xoang

Người bệnh cần được theo dõi quản lý chặt chẽ, tuân thủ các nguyên tắc điều trị của bác sĩ tránh hiện tượng lao tái phát, lao kháng thuốc.

8. Các biện pháp điều trị lao cột sống

Bệnh lao cột sống có thể chữa trị khi người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ.

Điều trị lao cột sống: Chữa bệnh lao và chữa những bệnh liên quan đến cột sống.

- Khi bị bệnh bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc chống lao, phối hợp nhiều loại rifampicin, rimifon, ethambutol…, điều trị đủ liều, đủ thời gian. Có thể dùng kết hợp với thuốc giảm đau, vitamin và tăng cường dinh dưỡng. Việc sử dụng thuốc phải được bác sĩ theo dõi chặt chẽ

- Nếu bệnh còn nhẹ cần nằm bất động cột sống khoảng 3-4 tháng. Nếu bệnh tiến triển nặng cần sử dụng giường bột, máng bột để cố định cột sống. Có thể tập vận động, xoa bóp chân tay để tránh teo cơ, cứng khớp. Chỉ định ngoại khoa được bác sĩ áp dụng khi đã có biểu hiện chèn ép tủy, chèn ép đuôi ngựa và khi có ổ áp-xe lạnh.

- Điều trị các vấn đề về cột sống: có chế độ nghỉ ngơi phù hợp; Tránh mang vác vật nặng; có thể dùng thuốc giảm đau; sử dụng nẹp để cố định trong trường hợp bị gù cột sống.

9. Phòng ngừa bệnh lao cột sống

Để phòng bệnh lao cột sống cần:

- Tiến hành tiêm phòng vaccine BCG cho trẻ khi còn nhỏ;

Tiêm phòng vaccine BCG cho trẻ nhỏ để phòng ngừa bệnh lao.

- Kiểm soát và chữa triệt để các bệnh mạn tính để tránh suy giảm hệ miễn dịch;

- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh lao. Khi phải tiếp xúc nên mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang.

‎- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.

‎‎- Nên nghỉ ngơi, tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể./p>

‎- Khi mắc bệnh lao cột sống cần điều trị tránh lây nhiễm cho người khác và đi khám định kỳ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Ho nhẹ mà đau toàn thân, cẩn thận thoát vị đĩa đệm cột sống.

BS. Văn Bàng - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

Xem thêm