Bạn không thể nhìn thấy hoặc chạm vào stress, nhưng lại có thể cảm nhận được những ảnh hưởng lên não bộ và cơ thể. Khi bị stress trong thời gian ngắn, nhịp tim, nhịp thở và huyết áp của bạn sẽ tăng lên. Nếu thường xuyên bị stress, tuyến thượng thận của bạn sẽ tiết rất nhiều hormon cortisol. Quá nhiều hormon này trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng của não, hệ miễn dịch và các cơ quan khác. Stress mạn tính có thể góp phần làm tăng trình trạng đau đầu, lo âu, trầm cảm, bệnh tim mạch và thậm chí là tử vong sớm.
Mặc dù bạn không thể loại bỏ hoàn toàn stress nhưng bạn vẫn có thể làm giảm ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể. Một trong những kỹ thuật đơn giản và rất hiệu quả để giải tỏa stress là thiền. Thiền là một hoạt động mà khi đó bạn tập trung tâm trí vào bên trong cơ thể và tạo ra trạng thái thư giãn tuyệt đối.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, Thiền có lợi cho sức khỏe bởi ảnh hưởng của Thiền lên hệ thần kinh giao cảm - hệ thống làm tăng nhịp tim, nhịp thở và huyết áp khi bị stress. Thiền sẽ giúp bạn giảm huyết áp, điều hòa nhịp tim, nhịp thở. Hơn thế nữa, thiền có những tác dụng về mặt tinh thần, đặc biệt là củng cố sự tập trung, khả năng sáng tạo, trực giác và sự kết nối với nội tâm của bạn.
Những loại hình thiền
Thiền có rất nhiều dạng, bao gồm:
Thiền tập trung: dạy bạn cách tập trung trí óc và được coi là nguồn gốc của tất cả các loại hình thiền khác.
Thiền hướng tâm: là tập trung sự tĩnh lặng trong tâm trí và mang đến sự nhận thức về trái tim, là trung tâm năng lượng nằm ở giữa ngực.
Thiền chánh niệm: khuyến khích bạn tập trung một cách khách quan vào những ý nghĩ tiêu cực khiến chúng thoát khỏi tâm trí của bạn, từ đó tạo ra sự bình thản trong tâm hồn.
Thái cực quyền và khí công: là loại hình thiền động kết hợp giữa những bài tập thể dục với thở và sự tập trung.
Thiền siêu việt: là một kỹ thuật thiền nổi tiếng. Khi thiền, bạn sẽ lặp lại trong tâm trí một mantra, tức là một từ, cụm từ hay âm, để làm tĩnh lặng suy nghĩ và đạt đến một trạng thái nhận thức tốt hơn.
Thiền hành: sẽ khiến bạn tập trung vào cả cơ thể và trí óc khi bạn hít thở trong những bước đi.
Thiền rất đơn giản ở chỗ bạn không cần bất kì một dụng cụ nào khi tập. Tất cả những gì cần thiết là một không gian yên tĩnh và vài phút mỗi ngày. Hãy bắt đầu thiền khoảng 10 phút mỗi lần hoặc thiền 2 lần một ngày và mỗi lần chỉ cần 5 phút. Tốt nhất nên thiền vào một thời điểm nhất định vào mỗi buổi sáng. Bằng cách đó, bạn sẽ tạo nên một thói quen và chỉ sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy thiền vào mỗi buổi sáng cũng giống như bạn đánh răng hàng ngày vậy.
Tùy vào loại hình thiền mà bạn lựa chọn sẽ có những đặc điểm đặc trưng khác nhau, nhưng sau đây là một số hướng dẫn chung để bạn có thể bắt đầu:
Tìm kiếm một nơi dành riêng cho thiền. Bạn sẽ tạo dựng được một cảm giác đặc biệt tại đó và bạn sẽ chìm vào trạng thái thiền dễ dàng hơn. Hãy đốt nến, đặt hoa tươi, đốt hương trầm hoặc đặt bất kì vật gì có thể giúp bạn tập trung (như một bức ảnh, pha lê hoặc một biểu tượng tôn giáo) xung quanh vị trí thiền của bạn.
Nên chọn một nơi yên tĩnh, điều này cho phép bạn tập trung hoàn toàn vào việc thiền, không bị gián đoạn tâm trí bởi các yếu tố bên ngoài. Đối với người mới bắt đầu thiền, không bị làm phiền trong quá trình thiền là điều rất quan trọng nhất giúp bạn dễ dàng tập trung tâm trí hơn. Nên bạn hãy tắt TV, điện thoại và tất cả các thiết bị âm thanh khác. Bạn có thể mở nhạc, loại giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, lặp đi lặp lại.
Ăn mặc thoải mái. Khi ngồi thiền, bạn phải thật sự tập trung nên nếu mặc quần áo chật chội hoặc gây khó chịu, sẽ khiến bạn không thể tập trung được và tốt nhất là không nên mang giày dép.
Ngồi thật thoải mái. Theo truyền thống, bạn có thể ngồi trên một tấm nệm theo kiểu kiết già, bán kiết già, toàn , kiểu Nhật bản,… hoặc ngồi trên ghế. Dù ngồi theo tư thế nào, hãy ngồi thoải mái và thẳng lưng, xương sống ở vị thế thẳng đứng, không nghiêng bên trái cũng không ngả bên phải, không cúi tới trước mà cũng không ngả về sau.
Bạn có thiền mở mắt hoặc khép hờ hai mắt, tuy nhiên lời khuyên cho người mới bắt đầu là nên nhắm mắt lại để giảm bớt những tác động đến bạn qua thị giác. Khi đã quen với việc thiền định, bạn có thể tập mở mắt khi thiền và tập trung nhìn vào một vật mà bạn đã chọn sẵn.
Thở chậm, sâu và nhẹ nhàng. Hãy giữ cho tâm trí bạn tập trung vào nội tâm hoặc vào đồ vật đã chọn. Nếu bạn bắt đầu mất tập trung thì hãy khéo léo hướng tâm trí tập trung trở lại. Hít vào luồn không khí thanh sạch, thư thái và tĩnh lặng để nó đi vào trong trái tim và tâm tưởng của bạn, để bạn có cảm nhận được thân thể "nở bừng ra và sáng rực lên". Khi Thở ra, hãy tưởng tượng hơi thở của bạn như một dòng sông hoặc một ngọn sóng đang cuốn đi những tà khí, khiến thân thể bạn nhẹ bỗng và thư thái.
Bạn cũng có thể lặp lại một số cụm từ trong khi thiền. Rất nhiều người sử dụng từ "shanti" trong tiếng Phạn có nghĩa là "An bình". Hoặc chọn một từ, cụm từ khác từ chính ngôn ngữ và tín ngưỡng của bạn.
Thời gian ngồi thiền. Các thiền giả khuyên rằng nên ngồi thiền 20 phút mỗi ngày, với những người mới bắt đầu thì có thể là 10 phút mỗi ngày. Bạn cũng nên cố gắng thiền vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, ví dụ như 15 phút vào buổi sáng sớm và 5 phút trước giờ ăn trưa. Nên tập luyện thói quen thiền thường xuyên nếu bạn muốn tĩnh tâm .
Thiền trong khoảng một đến hai tuần, bạn đã có thể nhận thấy sự thay đổi tich cực trong tâm trạng và mức độ stress của mình. Bạn sẽ bắt đầu cảm nhận được sự thư thái và cân bằng của nội tâm ngay cả khi cuộc sống đầy bận rộn.
Và cuối cùng, hãy nhớ, thiền là một cuộc hành trình. Mục đích của thiền là đạt được sự yên bình, thư thái trong tâm hồn và đạt tới cảnh giới cao nhất là khi mà mọi thứ trở nên vô thường, con người suy nghĩ tập trung vào những gì bạn đang muốn thực hiện. Tuy nhiên, phải mất rất nhiều năm tập luyện để có thể đạt được cảnh giới đó. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn biết chọn cái đích mình cần đạt đến trong cuộc hành trình dài này. Hãy duy trì thường xuyên nhất có thể việc Thiền. Bất cứ khi nào Bạn cảm thấy bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và sự thanh bình nơi mình, khi đó bạn đã thành công trong việc thiền định.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bài tập thiền cho lòng từ bi, trắc ẩn
Bữa sáng bằng trái cây được nhiều người lựa chọn khi muốn giảm cân vì giàu vitamin, chất xơ và ít calo. Tuy nhiên, chỉ ăn trái cây vào buổi sáng có thực sự tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân hiệu quả?
Khi chân tay không nhận đủ máu, tay hoặc chân của bạn có thể cảm thấy lạnh hoặc tê. Nếu bạn có làn da sáng, chân của bạn có thể chuyển sang màu xanh. Lưu thông máu kém cũng có thể làm khô da, khiến móng tay giòn và khiến tóc rụng, đặc biệt là ở chân và bàn chân. Một số nam giới có thể gặp khó khăn trong việc cương cứng hoặc duy trì sự cương cứng. Và nếu bạn bị tiểu đường, vết trầy xước, vết loét hoặc vết thương của bạn có xu hướng lành chậm hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn một số mẹo để cải thiện lưu thông máu.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Bạn có bao giờ lo lắng khi thấy con chậm lớn, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa? Hay những bữa ăn đầy ắp yêu thương lại trở thành "cuộc chiến" với bé biếng ăn, gầy gò? Đừng lo, bởi suốt 7 năm qua, Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM đã đồng hành cùng hàng nghìn gia đình, giúp các bé không chỉ tăng chiều cao mà còn khỏe mạnh, tự tin trong cuộc sống.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).