Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ và những điều cần biết

Cha mẹ cần biết gì về ngộ độc thực phẩm ở trẻ em? Cùng tìm hiểu nhé.

Là cha mẹ, bạn phải đối phó với rất nhiều vấn đề sức khỏe của trẻ, trong đó có cả ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm có thể chỉ kéo dài vài ngày, nhưng nó không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Trẻ thường bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng - hoặc độc tố của những loại ký sinh trùng này.

Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm, nhưng trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ ngộ độc cao hơn vì hệ thống miễn dịch của trẻ chưa đủ khả năng chống lại tình trạng nhiễm khuẩn tốt như của người lớn. Thêm vào đó, trẻ không có nhiều axid dạ dày – những axid này không chỉ phân hủy thức ăn mà còn có thể tiêu diệt vi trùng.

Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng cần trải qua các triệu chứng cho đến khi sức khỏe khá hơn. Nhưng vì trẻ em có cơ thể nhỏ hơn, tiêu chảy nhiều và nôn trớ có thể ảnh hưởng đến trẻ nhanh hơn, vì vậy có một số điều cha mẹ cần chú ý.

Triệu chứng

Thông thường, bạn sẽ thấy các triệu chứng xuất hiện trong khoảng từ 30 phút đến 2 ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm độc. Thời gian xuất hiện sẽ khác nhau dựa trên nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên chúng có thể bao gồm các triệu chứng sau đây:

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Sốt
  • Đau dạ dày
  • Đau quặn bụng
  • Người mệt mỏi
  • Đau đầu

Điều trị

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ khỏi bệnh mà không cần điều trị, nhưng bạn nên cho trẻ tới khám bác sĩ nếu trẻ có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm nặng.

Nếu trẻ ăn uống vào mà vẫn bị nôn hoặc có dấu hiệu mất nước, bạn có thể cần đưa trẻ đến bệnh viện để được truyền tĩnh mạch và điều trị tích cực để trẻ ngừng nôn. Truyền tĩnh mạch giúp bù đắp chất lỏng mà trẻ đã mất và khôi phục lại sự cân bằng điện giải. Chất điện giải là các khoáng chất, chẳng hạn như natri và kali, giúp ích cho mọi hoạt động trong cơ thể từ việc giữ cho nhịp tim của trẻ bình thường đến việc kiểm soát lượng nước trong cơ thể trẻ.

Đối với ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng do một số vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như listeria, trẻ có thể dùng kháng sinh. Trẻ có thể cần lấy mẫu bệnh phẩm và làm xét nghiệm để xác định quy trình điều trị.

Nhưng đối với hầu hết các loại vi khuẩn, trẻ sẽ không cần dùng kháng sinh trừ khi hệ miễn dịch của trẻ quá yếu. Trẻ cũng có thể uống thuốc trị ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng, nhưng đối với virus thì trẻ không cần dùng thuốc gì.

Chăm sóc trẻ như nào?

Trẻ em có thể bị mất nước nhanh hơn người lớn vì cơ thể trẻ nhỏ hơn.

Công việc chính của bạn là cho trẻ uống nhiều nước. Tránh cho trẻ uống sữa tươi, caffeine và đồ uống sủi bọt hoặc có ga. Thay vào đó, hãy thử cho trẻ uống:

  • Đối với trẻ sơ sinh, hãy cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa công thức. Trẻ cũng có thể uống dung dịch bù điện giải.
  • Đối với trẻ lớn hơn và trẻ nhỏ, hãy cho trẻ uống nước lọc, nước trái cây hoặc đồ uống có hương vị pha với nước.

Bạn cũng có thể thử các cách sau:

  • Tránh cho trẻ ăn thức ăn trong vài giờ đầu tiên cho đến khi dạ dày lắng xuống.
  • Cho trẻ ăn khi trẻ cảm thấy sẵn sàng, nhưng cho trẻ ăn chậm, bắt đầu với một lượng nhỏ thức ăn nhạt, không béo như bánh quy giòn, ngũ cốc khô, bánh mì hoặc cơm.
  • Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều.

Ngoài ra, đừng cho trẻ uống bất kỳ loại thuốc nào để cầm tiêu chảy. Tiêu chảy là một cách để cơ thể loại bỏ vi khuẩn. Thuốc chống tiêu chảy có thể làm cho các triệu chứng kéo dài hơn và tác dụng phụ đối với trẻ em có thể nghiêm trọng.

Khi nào nên cho trẻ tới gặp bác sĩ?

Bạn nên cho trẻ tới khám bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu mất nước sau:

  • Mê sảng
  • Miệng khô hoặc dính
  • Khát nước nhiều
  • Mắt trũng sâu
  • Ít hoặc không có nước mắt khi khóc
  • Không có sức lực
  • Không đi tiểu hoặc đi tiểu ít
  • Tim đập loạn nhịp
  • Thóp trên đầu trẻ sơ sinh lõm vào trong
  • Yếu, chóng mặt, hoặc cảm thấy lâng lâng

Thông thường, bạn có thể tự chăm sóc trẻ tại nhà, nhưng bạn nên cho trẻ đến bác sĩ để kiểm tra nếu:

  • Trẻ dưới 5 tuổi
  • Trẻ đang có bệnh khác, chẳng hạn như các vấn đề về thận

Cho trẻ bác sĩ nếu trẻ không cải thiện sau 24 giờ hoặc trẻ có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Nôn hoặc đại tiện ra máu
  • Mờ mắt
  • Tiêu chảy và sốt trên 38 độ C
  • Đau bụng dữ dội không hết sau khi đại tiện
  • Yếu cơ
  • Khó thở
  • Nôn ói lâu hơn 12 tiếng
  • Ngứa ran trong vòng tay

Lưu ý

Hầu hết trẻ em sẽ hoàn toàn trở lại bình thường trong vòng 1 đến 5 ngày, nhưng hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ trở lại trường học hoặc nhà trẻ. Nếu trẻ vẫn bị tiêu chảy, trẻ vẫn có thể lây nhiễm vi khuẩn cho những trẻ khác.

Ngay cả khi bạn được bác sĩ đồng ý, hãy nhớ rằng trẻ vẫn có thể bị tiêu chảy hoặc đi ngoài phân lỏng.

Đối với trẻ sơ sinh, hãy vứt tã của trẻ đi ngay và đối với trẻ lớn hơn, cho trẻ vào nhà vệ sinh ngay lập tức.

Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM cung cấp các dịch vụ tư vấn, thăm khám dinh dưỡng cho trẻ  em và người lớn với cam kết hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và cải thiện các tình trạng như còi xương, suy dinh dưỡng, thừa cân,… 

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì nếu bị ngộ độc thực phẩm khi đang mang thai? 

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (Tổng hợp) -
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm