Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Não bộ của thai nhi phát triển như thế nào?

Mang thai là quá trình rất thú vị và bạn phải trải qua rất nhiều sự thay đổi và phát triển của cả bạn và em bé. Bụng to ra là điều ai cũng nhận thấy nhưng có những sự phát triển bên trong bạn không nhận ra.

Não của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển quanh tuần thứ 5 của thai kỳ, ống thần kinh sẽ đóng vào quanh tuần thứ 6 hoặc 7 và sau đó não sẽ bắt đầu phân chia thành 3 phần rõ rệt.

Các phần của não bộ

Quanh tuần thứ 5 của thai kỳ, não bộ, tuỷ sống và tim sẽ bắt đầu phát triển. Não bộ của thai nhi là một phần của hệ thần kinh trung ương. Não bộ sẽ gồm 3 phần quan trọng, bao gồm:

  • Đại não: nơi diễn ra quá trình suy nghĩ, ghi nhớ và cảm xúc
  • Tiểu não: chịu trách nhiệm kiểm soát vận động tinh, giúp thai nhi có khả năng di chuyển tay, chân…
  • Thân não: giúp giữ cả cơ thể hoạt động, bao gồm hít thở, tim đập và có huyết áp.

Trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu là thời gian não bộ phát triển nhanh nhất và sẽ phân chia thành nhiều phần. Trong vòng 4 tuần đầu, một cấu trúc thô sơ gọi là đĩa thần kinh sẽ được hình thành và là tiền thân của hệ thần kinh. Đĩa thần kinh sẽ kéo dài và tự gấp lại để hình thành ống thần kinh – phần đầu ống sẽ phát triển thành não và phần đuôi sẽ dài ra để trở thành tuỷ sống.

Ống thần kinh sẽ tiếp tục phát triển và đến tuần thứ 6 hoặc 7, ống thần kinh sẽ đóng lại và phần trên (còn được gọi là phần não thô sơ) sẽ tách ra thành 3 phần: não trước, não giữa và não sau. Trong quá trình này, các nơ ron thần kinh và synap thần kinh cũng sẽ bắt đầu phát triển ở tuỷ sống. Sự kết nối sớm của chúng sẽ giúp thai nhi có những chuyển động đầu tiên.

Trong 3 tháng giữa

Trong 3 tháng giữa não sẽ bắt đầu thực hiện các chức năng của cơ thể bao gồm các chuyển động do não sau chỉ huy, cụ thể hơn là tiểu não.

Một trong số những chuyển động đầu tiên có thể nhận thấy được đó là mút và nuốt, sẽ phát triển quanh tuần thứ 16. Tuần thứ 21, thai nhi đã có thể nuốt được nước ối.

Cũng trong 3 tháng này, các hoạt động thở cũng sẽ bắt đầu được hệ thần kinh trung ương. Não bộ sẽ chỉ huy cơ hoành và cơ ngực co bóp.

Trong 3 tháng này, bé cũng sẽ bắt đầu biết đạp, do tiểu não đã bắt đầu có khả năng chỉ huy các hoạt động như đạp và kéo giãn người. Trong giai đoạn cuối của 3 tháng giữa, bé cũng đã bắt đầu nghe thấy và các sóng não cũng sẽ phát triển, dẫn đến bé có chu kỳ thức – ngủ trong bụng mẹ.

Cuối giai đoạn này, não thai nhi đã có cấu trúc tương tự như não người lớn và phần thân não gần như đã phát triển hoàn toàn.

Trong 3 tháng cuối

3 tháng cuối là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh. Trên thực tế, em bé vẫn tiếp tục phát triển và não bộ cũng vậy. Bề mặt não bắt đầu có sự phân hoá và hai bán cầu não (não trái và não phải) cũng sẽ được tách biệt.

Phần não phát triển rõ nhất trong giai đoạn này là tiểu não, do đó, bạn sẽ nhận thấy rõ hơn các hoạt động của bé như đấm, đá, đạp…

(Nguồn: BrainMind.com)

Nuôi dưỡng sự phát triển của não bộ

Mặc dù bạn gần như không thể kiểm soát được điều gì trong suốt 9 tháng nhưng có một điều bạn chắc chắn kiểm soát được đó là những gì bạn ăn vào. Não bộ của bé sẽ phát triển khoẻ mạnh ngay từ trước khi bạn mang thai. Theo CDC, chế độ ăn lành manh có chứa acid folic từ cả thực phẩm và thực phẩm bổ sung có thể kích thích hệ thần kinh phát triển khoẻ mạnh. Có rất nhiều dị tật của não bộ và tuỷ sống có thể xảy ra nếu có bất thường xảy ra trong những tuần đầu não phát triển. Các dị tật này có thể bao gồm dị tật ống thần kinh hoặc nút đốt sống. Có 2 chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng tham gia vào sự phát triển của não bộ, đó là:

Acid folic

Acid folic (còn gọi là vitamin B9) sẽ hỗ trợ quá trình phát triển não bộ và cột sống của thai nhi. Acid folic không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ống thần kinh mà còn tham gia sản xuất DNA và các chất dẫn truyền thần kinh. Acid folic cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng và các tế bào hồng cầu.

Trong giai đoạn chuẩn bị mang thai, cần uống bổ sung ít nhất 400-600mcg acid folic mỗi ngày và tiếp tục bổ sung khoảng 400mcg/ngày trong quá trình mang thai. Nếu bạn có tiền sử sinh ra trẻ có khuyết tật ống thần kinh, bạn nên bổ sung khoảng 4mg/ngày trong giai đoạn chuẩn bị mang thai.

Các thực phẩm giàu folate/acid folic bao gồm rau có lá màu xanh, hạt lanh và ngũ cốc nguyên cám.

Acid béo omega 3

Một chất dinh dưỡng khác cũng quan trọng đối với sự phát triển của não bộ là acid béo omega 3. Não bộ có chứa hàm lượng chất béo rất cao, và omega 3 sẽ giúp ích trong việc tích tụ chất béo ở não bộ và cả ở mắt. Omega cũng rất có ích trong việc phát triển các synap thần kinh hoặc các kết nối thần kinh. Thực phẩm giàu omega 3 bao gồm cá hồi, hạt óc chó và trái bơ

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phải làm gì khi thai nhi không chuyển động nhiều như bình thường?

Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm