Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Muối thay thế có nguy hiểm cho những người mắc bệnh thận không?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về muối thay thế, liệu muối thay thế có gây ảnh hưởng đến những người mắc bệnh về thận hay không.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đề xuất cho phép các nhà sản xuất thực phẩm sử dụng chất thay thế muối thay cho muối thật. Biện pháp này nhằm giảm lượng natri bổ sung trong thực phẩm. Một trong những chất thay thế được đề xuất là kali clorua, còn được gọi là muối kali. Chất thay thế tự nhiên mang lại hương vị tương tự mà không có tác động tiêu cực như natri. Nhưng việc bổ sung kali vào thực phẩm có thể gây nguy hiểm, thậm chí gây tử vong với những người mắc bệnh thận mạn tính.

Bệnh thận ngăn cơ thể bài tiết kali

Nhiều người mắc bệnh thận mạn tính, kể cả những người bị suy thận, không thể bài tiết kali một cách bình thường. Nếu những người này ăn nhiều kali thì khoáng chất này có thể tích tụ trong máu của họ. Nồng độ kali trong máu tăng cao, gọi là tăng kali máu, khiến nhịp tim trở nên bất thường và thậm chí đột tử do tim.

Đọc thêm bài viết: Sử dụng muối thông minh

Những người bị suy giảm chức năng thận và đang dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin 2 (ARB) hoặc một loại thuốc khác là spironolactone, có thể bị ảnh hưởng bởi lượng kali tăng trong thực phẩm, vì chúng làm cơ thể khó bài tiết kali. Tuy nhiên, có những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn điều này.

Những loại thuốc thứ cấp này hoạt động bằng cách liên kết với kali trong ruột, làm giảm kali trong máu. Những loại này thường được kê đơn cho những người mắc bệnh thận mạn tính đang sử dụng các loại thuốc mà có thể khiến việc có quá nhiều kali trở thành một vấn đề nguy hiểm. Những người này cũng sẽ được kiểm tra lượng kali một cách thường xuyên.

Lợi ích có thể lớn hơn nguy cơ gây hại nhỏ, nhưng những người mắc bệnh thận nên được theo dõi. Mọi người nhận ra rằng natri có hại và mọi người phải hạn chế ăn muối, điều đó đặc biệt đúng với những người mắc bệnh như bệnh thận mạn tính, bệnh về xương và huyết áp cao. Quá nhiều muối thực sự có thể là một yếu tố góp phần gây ra bệnh thận. Nó cũng gây ra huyết áp cao, đột quỵ và bệnh tim - kẻ giết người số 1 trên toàn thế giới.

Đọc thêm bài viết: Ảnh hưởng của muối đối với sức khỏe

Chất thay thế muối có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong

Một nghiên cứu đã theo dõi sau khoảng 5 năm và phát hiện ra rằng những người trong nhóm sử dụng chất thay thế muối có tỷ lệ đột quỵ, các biến cố tim mạch lớn và tử vong do mọi nguyên nhận thấp hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu này đã loại trừ những đối tượng mắc bệnh thận và đang dùng các loại thuốc khiến họ dễ bị tăng kali máu hơn. Vì vậy nghiên cứu không cung cấp thông tin chi tiết về việc liệu lượng kali bổ sung có ảnh hưởng đến nhóm dân số này hay không.

Điều quan trọng đối với những người mắc bệnh thận mạn tính đang dùng thuốc có gây tăng kali máu là phải được theo dõi. Có khả năng một lượng kali vừa phải sẽ an toàn cho những người mắc bệnh thận, nhưng điều đó có giới hạn. Lượng kali sẽ ở mức tương đối thấp trong thực phẩm có chứa chất thay thế muối, vì nó thường thay thế một phần, chứ không phải là thay thế toàn bộ lượng muối. Lượng kali có thể được sử dụng để làm chất thay thế muối sẽ tương đối nhỏ nên nó không gây nguy hiểm ngay cả đối với những người mắc bệnh thận.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Everydayhealth
Bình luận
Tin mới
Xem thêm