Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tuổi tác và đôi mắt của bạn

Khi ngoài độ tuổi 40, mắt mỗi người bắt đầu có hiện tượng lão hóa và dễ mắc các bệnh khô mắt, tăng nhãn áp… Mặt khác, thủy tinh thể điều tiết kém, khả năng đàn hồi giảm dễ dẫn tới bị lão thị. Do đó, để phòng tránh và giảm thiểu việc mắc phải các bệnh về mắt khi về già, mỗi chúng ta cần phải hiểu biết và phòng tránh ngay từ khi còn trẻ.

Những bước để bảo vệ thị lực

Bạn có thường xuyên đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra mắt không? Những người trên 65 tuổi nên kiểm tra mắt hằng năm. Trong quá trình kiểm tra, bác sĩ có thể sẽ quan sát đáy mắt và phía sau của mắt. Đây là cách suy nhất để phát hiện những bệnh mắt thường gặp mà không có biểu hiện hoặc triệu chứng sớm. Nếu bạn đeo kính, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại độ của kính để chắc chắn nó vẫn phù hợp với bạn. 

Bạn nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra những bệnh như tiểu đường và cao huyết áp. Những bệnh này có thể gây nên những vấn đề về mắt nếu không được kiểm soát hoặc điều trị.

Bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức nếu bạn:

  • Đột nhiên không nhìn thấy gì hoặc mọi thứ trở nên mờ mờ
  • Nhìn thấy đom đóm mắt
  • Đau mắt
  • Nhìn nước đôi
  • Đỏ hoặc sưng mắt hoặc mí mắt

Bảo vệ đôi mắt của bạn khỏi ánh sáng mặt trời bằng cách đeo kính râm để tránh tia cực tím và đội mũ rộng vành khi bạn ra ngoài. Những thói quen lành mạnh như không hút thuốc lá, lựa chọn thực phẩm thông minh và giữ cân nặng phù hợp cũng giúp bảo vệ thị lực của bạn.

Những vấn đề về mắt thường gặp

Những vấn đề về mắt thường gặp có thể chữa trị sớm. Nhưng đôi khi những vấn đề này có thể rất nghiêm trọng.

  • Tật viễn thị là mất dần khả năng nhìn những vật ở gần hoặc những vật nhỏ. Điều này là bình thường khi bạn già đi. Những người mắc tật viễn thị thường thấy đau đầu hoặc căng thẳng, mỏi mắt. Đeo kính có thể cải thiện tình trạng này.
  • Mờ mắt là sự hình thành những vết nhỏ hoặc như mạng nhện che phủ thị lực của bạn. Bạn có thể nhìn thấy chúng khi bạn ở trong phòng sáng hoặc hoặc khi bạn ra ngoài vào một ngày quang trời. Mờ mắt có thể là vấn đề thường gặp khi bạn già đi. Nhưng đôi khi đó là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn ví dụ sự tách rời của võng mạc. Nếu bạn thấy nhiều đốm lấm chấm hoặc đom đóm, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Chảy nước mắt (hoặc có quá nhiều nước mắt) có thể xuất hiện khi bạn trở nên nhạy cảm với  ánh sáng, gió, hoặc thay đổi nhiệt độ, hoặc khô mắt. Đeo kính râm có thể giúp giải quyết vấn đề này hoặc thuốc nhỏ mắt. Đôi khi chảy nước mắt là dấu hiệu  của những vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn, như  sự viêm hoặc tắc ống lệ.
  • Những vấn đề về mi mắt có thể do những bệnh hoặc điều kiện khác nhau gây nên. Những vấn đề về mi mắt thường gặp bao gồm đỏ và sưng mi mắt, ngứa, chảy nước mắt, hoặc đóng vảy ở mí mắt trong khi ngủ. Những vấn đề này có thể do tình trạng viêm mi mắt và được điều trị bằng  chườm ấm hoặc làm sạch nhẹ mi mắt.

Bệnh về mắt và những rối loạn

Những tình trạng sau đây của mắt có thể dẫn đến mất thị lực. Chúng thường có ít hoặc không có triệu chứng sớm. Kiểm tra mắt thường xuyên là cách bảo vệ mắt tốt nhất. Nếu bác sĩ nhãn khoa phát hiện vấn đề sớm, bạn có thể thực hiện những việc giúp giữ thị lực tốt.

  • Bệnh đục thủy tinh thể là những đám mờ trên con ngươi gây ra nhìn mờ hoặc nhòe. Một số vết đục có thể nhỏ và không làm thay đổi thị lực nhiều. Một số khác có thể lớn và hạn chế thị lực. Phẫu thuật chữa đục thủy tinh thể có thể khôi phục lại thị lực tốt. Đây là cách điều trị an toàn và phổ biến. Nếu bạn bị đục thủy tinh thể, bác sĩ sẽ quan sát sự thay đổi trong một thời gian để xem sự hổi phục của bạn sau ca phẫu thuật.
  • Tình trạng sừng hóa và bệnh sừng hóa có thể gây nên đỏ, mắt đầy nước, đau, gặp vấn đề khi nhìn, hoặc hiệu ứng hào quang của thị lực( mọi thứ bạn nhìn thấy như có một quầng sáng bao quanh). Viêm nhiễm hoặc chấn thương là những nguyên nhân gây tổn thương giác mạc. Một số vấn đề về giác mạc thường hay gặp ở người già. Việc điều trị có thể rất đơn giản- ví dụ như thay đổi độ tụ của kính hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt. Trong những trường hợp nghiêm trọng cần phải phẫu thuật.
  • Khô mắt xảy ra khi tuyến lệ không hoạt động tốt. Bạn có thể cảm thấy ngứa, nóng rát hoặc khó chịu. Khô mắt thường gặp ở người già đặc biệt là phụ nữ. Bác sĩ  có thể khuyên bạn sử dụng máy làm ẩm không khí ở nhà, thuốc nhỏ mắt đặc hiệu (nước mắt nhân tạo), hoặc thuốc mỡ để điều trị khô mắt.
  • Tăng áp lực nhãn cầu (glucoma) thường xuất hiện khi có quá nhiều dịch làm tăng áp lực trong mắt. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến mất thị lưc và mù. Những người mắc bệnh tăng áp lực nhãn cầu thường không có những triêu chứng sớm.Bạn có thể tự bảo vệ mình bằng cách thường xuyên khám độ giãn của mắt. Tăng áp lực nhãn cầu có thể điều trị bằng thuốc nhỏ mắt, lase, hoặc phẫu thuật.
  • Những rối loạn võng mạc thường dẫn đến mù lòa ở Mỹ. Những ảnh hưởng của rồi loạn võng mạc đến mắt của người già bao gồm:
  • Thoái hóa điểm vàng do lão hóa (Age-related macular degeneration- AMD). Thoái hóa điểm vàng do lão hóa có thể gây ảnh hưởng đến sự linh hoạt của mắt cần có để quan sát các vật và những công việc thường ngày như lái xe hoặc đọc sách. Trong quá trình kiểm tra độ giãn của mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu của  bệnh này. Có nhiều cách điều trị cho bệnh xuất hiện các vết thoái hóa. Nếu bạn mắc phải bệnh này, bạn nên lưu ý đến một số loại thực phẩm có thể giúp cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Bệnh võng mạc do tiểu đường. Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Bệnh võng mạc do tiểu đường tiến triển chậm và thưòng không  có dấu hiệu sớm. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy đảm bảo bạn đi kiểm tra độ dãn của đồng tử  ít nhất một lần mỗi năm. Kiếm soát đường huyết có thể ngăn ngừa bệnh võng mạc do tiểu đường hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Phẫu thuật bằng tia lase có thể ngăn cho bệnh không trở nên xấu hơn.
  • Bong võng mạc. ĐÂY LÀ TRƯỜNG HỢP CẤP CỨU. Khi võng mạc tách rời khỏi phần phía sau của mắt đó được gọi là bong võng mạc. Nếu bạn nhìn thấy nhiều mạng nhện mới hoặc những tia sáng hoặc nếu nó giống như bức màn phủ lên mắt bạn, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa ngay lập tức. Phẫu thuật hoặc điều trị bằng lase có thể ngăn chặn nguy cơ mất thị lực.

Thị lực kém

Thị lực kém có nghĩa là bạn không thể cải thiện thị lực bằng kính, kính áp tròng, thuốc hoặc phẫu thuật. Giảm thị lực ảnh hưởng đến một số người khi họ có tuổi.

Bạn có thể bị giảm thị lực nếu:

  • Không thể nhìn rõ để thực hiện những công việc hằng ngày như đọc sách, nấu ăn, hoặc may quần áo.
  • Gặp khó khăn trong nhận diện khuôn mặt của người thân hoặc bạn bè.
  • Gặp vấn đề đọc những biển báo trên đường.
  • Nhìn thấy ánh sáng nhưng không rõ.

Nếu bạn gặp những vấn đề trên, hãy đi khám bác sỹ ngay lập tức đê bác sĩ phát hiện tình trạng giảm thị lực.

Những công cụ đặc biệt có thể giúp những người giảm thị lực có thể đọc, viết và thực hiện những công việc hằng ngày. Những công cụ này bao gồm những quyển sách in với cỡ chữ lớn, kính lúp, băng nghe, máy đọc điện tử, và máy tính với cỡ chữ lớn và chức năng nói chuyện.

Một số những việc khác có thể hỗ trợ bạn:

  • Thay đổi loại đèn trong phòng.
  • Viết với bút ghi có nắp bọc bằng nỉ, rõ nét.
  • Sử dụng giấy có dòng kẻ nổi rõ có thể giúp bạn viết thằng hàng.
  • Sử dụng băng màu ở rìa cầu thang để giúp bạn nhìn rõ và tránh bị ngã.
  • Cài đặt những công tắc đèn và lối ra tối màu để bạn có thể nhìn thấy chúng nổi bật trên tường sáng màu.
  • Sử dụng đèn di động có thể tự bật khi bạn bước vào phòng. Những điều này có thể giúp bạn tránh bị tai nạn do thiếu ánh sáng.
  • Sử dụng điện thoại, đồng hồ với số lớn , đặt những nhãn có chữ in lớn ở lò vi  sóng và bếp nấu.
CTV Võ Thị Dung (theo Nia.nih.gov)
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm