Thạc sĩ, bác sĩ Âu Thanh Tùng, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM giải đáp 8 thắc mắc phổ biến về bệnh hen suyễn như sau:
Triệu chứng ban đầu của bệnh hen suyễn?
Trả lời: Triệu chứng của hen suyễn là khò khè, ho, đàm, khó thở tái đi tái lại, có khi biến mất tạm thời rồi bị lại (thành đợt).
Nếu không chữa trị kịp thời, biến chứng của hen suyễn nặng tới đâu?
Trả lời: Nếu là đợt cấp cứu, không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Không chữa trị thường xuyên và đúng cách, để lâu dài sẽ gây tắc nghẽn đường dẫn khí cố định (không gỡ ra được nữa), làm giảm khả năng hoạt động (gây khó thở kinh niên).
Ngay cả khi cấp cứu, liệu triệu chứng hen suyễn có bị nhầm với các bệnh khác không?
Trả lời: Nếu không phải là bác sĩ, triệu chứng hen suyễn có thể nhầm lẫn với các đợt suy tim cấp, COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính), thuyên tắc phổi…
Cần bao lâu để chữa dứt hen suyễn? Với chương trình hỗ trợ thuốc trong 2 năm đã đủ chưa?
Trả lời: Chưa có cách chữa dứt bệnh hen suyễn nhưng có thể kiểm soát được. Hai năm hỗ trợ tiền thuốc sẽ đủ để kiểm soát bệnh hen, nhưng người bệnh vẫn cần tái khám mỗi năm một lần.
Trẻ bị hen suyễn khi lớn có hết bệnh không?
Trả lời: Tỷ lệ trẻ bị hen suyễn khi lớn lên cứ 4 em sẽ có: Một trường hợp khỏi hẳn bệnh, một phải tiếp tục dùng thuốc cả đời, 2 em sẽ dứt tạm thời và đến tuổi trung niên có thể bị lại.
Tỷ lệ trẻ bị hen suyễn trong cộng đồng là bao nhiêu?
Trả lời: Theo ước lượng của Bộ Y tế, tỷ lệ trẻ bị hen suyễn khoảng 10%.
Các yếu tố giúp phòng tránh hen suyễn?
Trả lời: Để phòng bệnh, cần tránh hút thuốc dù chủ động hay thụ động. Không tiếp xúc các chất kích thích. Tránh các thức ăn gây dị ứng cho người bệnh. Tăng cường uống sữa và các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi. Tập thể dục, phơi nắng sáng. Lau chùi nhà cửa mỗi ngày một lần. Mùng mền chăn chiếu giặt nước sôi hoặc phơi nắng mỗi tuần một lần. Bệnh nhân đang điều trị cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
Làm sao phòng tránh các yếu tố khởi phát cơn hen?
Trả lời: Có nhiều yếu tố dẫn đến khởi phát cơn hen như thay đổi thời tiết, nhiễm trùng hô hấp, cảm cúm, xúc động, hoạt động gắng sức. Các yếu tố qua đường thở gồm khói từ thuốc lá, bếp, nhang, nhà máy, bụi ngoài đường, trong nhà, trong vải, phấn, phấn hoa, các loại mùi nồng, nước hoa, thuốc xịt, hóa chất, nấm mốc. Thú nuôi có lông như chó, mèo. Gián và các chất chiết của gián. Con mạt nhà trên giường gối. Ngoài ra còn có các yếu tố qua đường ăn uống như hải sản, bò, gà, thức ăn lên men gồm mắm, chao, đồ lạnh, rượu bia, thuốc Aspirin, giảm đau, kháng viêm.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.