Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

9 yếu tố nguy cơ gây thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng thường được gọi là AMD hoặc ARDM (thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi), là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất thị lực và mù ở người Mỹ trên 65 tuổi.

Thoái hóa điểm vàng là một căn bệnh thường gặp của điểm vàng, một phần  quan trọng của võng mạc. Hãy tìm hiểu  những yếu tố nguy cơ nào dưới đây, và hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa về những cách giảm thiểu nguy cơ.

  1. Hút thuốc

Trong số tất cả những yếu tố nguy cơ tiến triển bệnh, hút thuốc là thứ duy nhất có thể tránh được. Một nghiên cứu ở Anh năm 2005 và công bố trên tờ Journal of British Ophthalmology kết luận rằng hút thuốc nhân đôi nguy cơ tiến triển thoái hóa điểm vàng. Một báo cáo của 17 nghiên cứu cho rằng có đủ bằng chứng khoa học để kết luận hút thuốc có thể gây nên thoái hóa điểm vàng do tuổi.

  1. Tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ lớn nhất cho thoái hóa điểm vàng. 25% người tuổi 65-74 mắc thoái hóa điểm vàng. 33% số người từ 75 tuổi trở lên mắc bệnh.

  1. Tiền sử gia đình

Thoái hóa điểm vàng xuất hiện theo di truyền ở một số gia đình nhưng một số gia đình khác thì không. Có gen di truyền từ người thân có thể khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Có tiền sử gia đình bị thoái hóa điểm vàng cũng cho thấy tăng nguy cơ đến 50%. Nếu thành viên trong đình bạn mắc bệnh, banjcos nguy cơ cao mắc và cần chú ý đến những yếu tố nguy cơ khác kèm theo.

  1. Tăng huyết áp

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ tiến triển thoái hóa điểm vàng. Mắt là cơ quan giàu mạch máu. Hậu quả là thay đổi trong huyết áp có thể ảnh hưởng đến mắt. Tăng huyết áp cũng như các bệnh tim mạch khác tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

  1. Béo phì

Thừa cân không chỉ tăng nguy cơ tiến triển thoái hóa điểm vàng, ma cũng tăng nguy cơ tiến triển những dạng khác như thoái hóa điểm vàng thể khô và ướt.  Nghiên cứu cho thấy những người có chế độ ăn giàu mỡ như đồ  ăn nhanh, khoai tây chiên, bánh ngọt, bánh quy tăng nguy cơ gấp 2 lần mắc bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt.

  1. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do oxy hóa, đặc biệt quan trọng trong việc giảm ảnh hưởng của việc lão hóa trong bệnh thoái hóa điểm vàng. Bệnh nhân với lượng chất khoáng trong cơ thể thấp, như kẽm và vitamin chống oxy hóa, như A, C và E có nguy cơ mất thị lực cao hơn liên quan đến thoái hóa điểm vàng

  1. Giới nữ

Phụ nữ thường có nguy cơ tiên triển thoái hóa điểm vàng cao hơn. DƯờng như có mối liên hệ giữa mãn kinh và thoái hóa điểm vàng. Phụ nữ mãn kinh sớm cũng tiến triển thoái hóa điểm vàng sớm hơn. Trên thực tế, có những nghiên cứu mới đây chỉ ra vai trò của estrogen trong điều trị bệnh. Cũng do phụ nữ sống lâu hơn, họ mang nguy cơ cao hơn khi ở độ tuổi cao hơn.

  1. Chủng tộc người da trắng

Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người Mỹ da trắng. Bệnh thường hiếm gặp ở những chủng tộc khác. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân gây bệnh chính xác là gì, nhưng dường như lượng sắc tố xuất hiện trong mô mắt cũng đóng một vai trò như một yếu tố nguy cơ. Bệnh nhân với mắt màu nhạt có nguy cơ cao hơn những người mắt đậm màu.

  1. Tiếp xúc ánh nắng mặt trời

Dành nhiều thời gian dưới trời nắng mà không được bảo vệ sẽ đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện những người có tiền sử tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, không được bảo vệ có nhiều trường hợp mắc bệnh nặng hơn những người không tiếp xúc.

Thông tin thêm trong bài viết: Thoái hóa điểm vàng

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm