1. Không phải tất cả các loại kính áp tròng đều thích hợp với bạn
Tất cả các dấu vân tay đều không giống nhau và giác mạc của mỗi người cũng vậy. Mỗi cặp mắt đều có nhu cầu, hình dạng và đặc điểm khác nhau. Vì vậy, một số người đeo kính áp tròng phù hợp với họ nhưng lại không phù hợp với bạn. Vì vậy cần cân nhắc kỹ trước khi mua.
2. Không dùng chung kính áp tròng
Không nên dùng chung kính áp tròng với bất cứ ai vì vấn đề vệ sinh. Nếu bạn đang sử dụng kính áp tròng của người khác, nhớ là mắt của họ có thể bị dị ứng hoặc có vi khuẩn và chúng sẽ dễ dàng lây sang mắt bạn hoặc ngược lại.
3. Không nên mua kính áp tròng trực tuyến
Phần lớn các bạn trẻ và thậm chí là người lớn cũng thích mua kính áp tròng trực tuyến. Nhưng nhớ rằng, khi bạn làm như vậy, bạn có thể bỏ qua bước kiểm tra mắt thường xuyên và không phát hiện được những thay đổi ở mắt.
4. Đau mắt đỏ
Bạn không bị đau mắt đỏ chỉ vì đeo kính áp tròng nhưng nếu bạn không tuân theo phác đồ chăm sóc đúng thì có thể xuất hiện tình trạng đỏ mắt. Nếu bạn đeo kính dùng 1 lần đi ngủ hoặc rửa mắt kính với nước thay vì dung dịch rửa kính, mắt đỏ có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng trong mắt.
5. Tin tưởng vào bác sĩ
Tránh mua kính áp tròng không kê đơn không theo tư vấn của bác sĩ vì bạn có thể dùng sai cách. Kiểm tra kỹ trước khi mua kính là cần thiết. Bạn cần tới bác sĩ để đo giác mạc, kiểm tra độ khô của mắt, kiểm tra chi tiết là cần thiết trước khi mua kính áp tròng.
6. Mua kính áp tròng sau khi được tư vấn
Bạn không phải tìm mua các loại kính thương hiệu nhưng cần lựa chọn loại thích hợp với bạn. Những người dùng kính hình trụ thường bị tổn thương vì lựa chọn của mình hơn vì loại kính này gây hại hơn so với kính hình cầu. Nó gây ra một số vấn đề như đau đầu, mệt mỏi, mẩn đỏ.
7. Tuân theo hướng dẫn sử dụng kính
Bắt buộc phải tuân theo quy tắc vệ sinh cơ bản khi sử dụng kính áp tròng. Những điều đơn giản như rửa tay, làm khô tay trước khi chạm vào kính và dành 2-3 phút để làm sạch chúng có thể giúp giữ cho mắt và kính của bạn an toàn.
Xăm hình đã trở thành một hình thức nghệ thuật phổ biến trong xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn có những lo ngại về tác động lâu dài của việc xăm hình đối với sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ ung thư.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.