Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đục dịch kính có chữa được không?

Đục dịch kính (hiện tượng ruồi bay) là khi xuất hiện một hoặc nhiều hình ảnh lạ, lơ lửng trước mắt dưới dạng các chấm, đốm nhỏ, đường thẳng, đường cong, vòng tròn, dạng sợi, chữ C… có màu đen hoặc xám trôi nổi trong tầm nhìn.

Nó có thể là bình thường do lão hóa, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo mắt đang bị tổn thương nghiêm trọng cần chữa trị.

Vai trò của dịch kính trong mắt

Dịch kính là một khối gel trong suốt nằm sau thủy tinh thể, lấp đầy 80% thể tích nhãn cầu, có chức năng tiếp truyền các tia sáng từ ngoài vào đáy mắt, cung cấp dinh dưỡng cho thủy tinh thể và võng mạc. Đồng thời nó cũng tạo áp lực để cố định hình dạng của thấu kính, giúp thấu kính tập trung hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Vẩn đục dịch kính làm xuất hiện những “con ruồi hư ảo” trong tầm nhìn

Vẩn đục dịch kính xảy ra khi nào?

Dịch kính được hình thành từ khi sinh ra và tồn tại vĩnh cửu, không được thay thế, trừ khi có tác động của con người (thay dịch kính). Nó tồn tại và không có mạch máu nuôi dưỡng. Chất dinh dưỡng được vận chuyển bằng cách thẩm thấu qua các mạch máu võng mạc. Vì thế, khi mắt lão hóa hoặc bị tật khúc xạ (cận thị, viễn thị), hay bị bệnh về mắt, chấn thương mắt như: nhiễm khuẩn mắt, xuất huyết dịch kính, viêm màng bồ đào, viêm sau phẫu thuật đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, nhiệt lò nung, tia lửa hàn điện… đều gián tiếp hay trực tiếp làm các collagen (cấu tạo dịch kính) mất tính đàn hồi, dễ hóa lỏng. Khi đó chúng bị lắng đọng, co cụm và tạo ra các sợi hoặc bóng lơ lửng trong dịch kính mà không được vận chuyển ra ngoài.

Vẩn đục dịch kính và đục thủy tinh thể có cùng dấu hiệu “ruồi bay”

Đục thủy tinh thể và đục dịch kính đều làm xuất hiện hiện tượng “ruồi bay”. Để phân biệt,  người bệnh dùng tay bịt một mắt, mắt còn lại nhìn cố định tại một điểm:

- Nếu “con ruồi” vẫn bay trước mắt, tức là bị đục dịch kính.

- Nếu “con ruồi” đứng yên một chỗ, nhưng khi liếc mắt lập tức ruồi sẽ bay theo, thì đó là đục thủy tinh thể.

Vẩn đục dịch kính có nguy hiểm không?

Nếu dịch kính bị vẩn đục do thoái hóa, não bộ của chúng ta sẽ liên tục thay đổi để thích nghi với tình trạng này. Tuy nhiên nó có thể gây cảm giác bất tiện, vướng víu trong tầm nhìn. Nhưng nếu nó là hậu quả của một bệnh lý nào đó về mắt, hoặc người bệnh kèm theo tiểu đường, huyết áp cao… thì vấn đề lại hoàn toàn khác, không điều trị sớm có thể bị mất thị lực hoàn toàn.

Vẩn đục dịch kính nên phòng ngừa và điều trị thế nào?

Cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ một loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn đục dịch kính. Tuy nhiên khi tiến triển của bệnh nặng lên và gây mất thị lực, bác sĩ sẽ cân nhắc một số phương pháp như: phẫu thuật hút bỏ dịch kính, thay thế bằng một dung dịch khác tương tự, hoặc sử dụng tia laser để phá vỡ các đốm đen này.

Thay vì việc có bệnh mới chữa, ngày nay công tác phòng bệnh càng trở nên quan trọng hơn. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, bổ sung thêm alpha lipoic acid (ALA) - chất chống oxy hóa với lợi thế thấm rất tốt vào mô mắt. Cùng với ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm mắt từ các hoạt chất sinh học có trong cây Hoàng đằng, sẽ hiệu quả để giúp phòng ngừa, cải thiện tình trạng đục dịch kính, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (hoàng điểm).

Theo Sức khỏe và Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm