Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mách bạn cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản

Nếu bạn không an tâm khi chọn mua đậu phụ bên ngoài bạn cũng có thể làm tại nhà. Cách làm khá đơn giản lại đảm bảo vệ sinh và kiểm soát được chất lượng cũng như dinh dưỡng trong đậu phụ

Đậu phụ là món ăn được nhiều gia đình ưa có trong thực đơn hàng ngày. Với đậu phụ bạn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau, kết hợp với nhiều thực phẩm khác để cho ra nhiều món ăn ngon.

Cùng tìm hiểu công thức làm đậu phụ cực đơn giản ngay tại nhà mà bạn có thể áp dụng nhé.

Đậu phụ nhà làm thơm ngon đảm bảo dinh dưỡng.

(Ảnh: Internet)

Nguyên liệu cần có:

250g đậu nành

1,2 lít nước

20ml giấm cùng 20ml nước cốt chanh

20g muối

100ml nước lạnh hòa chung trong chén.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

Máy xay sinh tố

Nồi

Khuôn

Dùng bếp gas hoặc bếp điện.

Cách pha nước chua làm đậu phụ:

Để pha nước chua làm đậu phụ bạn hòa tan giấm trắng, nước và muối với tỷ lệ như sau: 1 lít nước, 5 muỗng giấm trắng và 2 muỗng muối. Theo tỷ lệ này bạn có thể làm nước chua để làm đậu phụ sạch và an toàn tại nhà.

Cách làm đậu phụ tại nhà đơn giản, nhanh chóng, mềm béo

Bước 1: Sơ chế đậu

Nhặt bỏ những hạt đậu nành có dấu hiệu bị hỏng. Đem đậu nành vo sạch ngâm khoảng 8 tiếng hoặc qua đêm để hạt đậu nành nở căng. Sau đó xả qua nước lạnh thật sạch.

Bước 2: Xay đậu

Bạn cần cho đậu nành cùng nước lọc vào máy xay và xay cho thật nhuyễn. Đậu nành càng nhuyễn sánh mịn đậu sẽ càng bùi béo và mềm ngon. 

Bước 3: Nấu sôi sữa đậu nành

Cho hỗn hợp đậu nành đã xay vào miếng vải mỏng vắt lấy nước, rồi cho nước đậu nành vào nồi nấu sôi 20-25 phút ở lửa vừa. Khi sôi, bạn bắc nồi ra khỏi bếp và dùng muôi khuấy nồi sữa liên tục.

Thêm 20ml dấm vào nồi, nên chia dấm đổ dần bằng 3 lần để tránh vón cục khi chế biến. Theo cách làm đậu phụ đúng, cần cho nước chua (chanh, giấm) và muối vào khuấy đều tay, nấu 5 - 7 phút cho đậu nành kết thành những mảng nhỏ rồi tắt bếp để hơi nguội.

Lưu ý: khi đun đậu nành cần đun nhỏ lửa, khuấy đều tay từ trên xuống dưới để đậu không bị khê và có mùi khó chịu. 

Bước 4: Ép thành miếng đậu

Chuẩn bị một miếng vải mỏng trải đều lên rổ, múc các mảng đậu nành cho vào bọc lại. Lưu ý là vải lót khuôn phải thoát nước nhanh và không dính. Ép đậu phụ vào khuôn bằng vật nặng giúp định hình miếng đậu. Đây là cách làm đậu phụ tại nhà giúp cho từng khuôn đậu được thơm ngon và không bị dính vào khuôn.

Tiếp theo, bạn hãy lấy một vật nặng như thớt, bình nước,... đè lên miếng đậu vài tiếng để nước thoát hết ra ngoài và đậu kết thành miếng. Tùy độ nặng đè lên sẽ cho đậu chặt miếng hay mềm miếng. Khi đậu nguội bạn mới lấy đậu ra khỏi khuôn, không lấy quá sớm là đậu hũ dễ bị nát.

Chỉ với những bước đơn giản thế này bạn có thể làm đậu phụ tại nhà mà không cần mua ở ngoài. Bạn cũng nên lưu ý khử khuẩn cho các dụng cụ làm đậu thật sạch trước khi bắt tay vào làm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 7 lưu ý khi uống sữa đậu nành.

Nguyên An - Theo Dân trí
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm