Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm đẹp bằng máu: Nên hay không nên?

Làm đẹp bằng máu là phương cách sử dụng một số thành phần có trong máu của chính mình để giúp giữ gìn và phục hồi nhan sắc của cơ thể.

Làm đẹp bằng máu: Nên hay không nên?

Làm đẹp bằng máu “gây sốt” toàn thế giới

Trào lưu này đã lan nhanh đến châu Á mà nhanh nhất là tại xứ kim chi Hàn Quốc - nơi mà mọi kỹ thuật làm đẹp đều được phổ cập cho toàn xã hội. Theo báo cáo của các bác sĩ Hàn Quốc trong các hội nghị thẩm mỹ gần đây, kỹ thuật làm đẹp bằng máu đã trở nên phổ biến ở xứ Hàn. Mấy năm vừa qua, kỹ thuật này cũng không còn xa lạ với các tín đồ thẩm mỹ Việt Nam. Thêm một kỹ thuật làm đẹp mới được sáng tạo và áp dụng, dù chỉ mới là bước đầu nhưng cũng đã mang lại cho những người hành nghề thẩm mỹ và chị em phái đẹp những niềm hy vọng mới.

Sự ra đời của kỹ thuật làm đẹp bằng máu bắt nguồn từ một sự tình cờ giống sự ra đời của viagra trong vai trò là thuốc tăng cường khả năng sinh lý của đàn ông. Năm 1987, huyết tương giàu tiểu cầu được áp dụng lần đầu tiên trong một ca phẫu thuật tim. Sau đó được sử dụng để điều trị các tổn thương bệnh lý và thu được kết quả tốt nhờ khả năng làm vết thương mau lành, nhất là với các tổn thương cơ xương khớp. Qua quá trình điều trị bệnh đó người ta phát hiện thêm những khả năng của nó trong việc chống lại quá trình lão hóa, tăng cường khả năng tái tạo tế bào mô nhằm duy trì, phục hồi sức khỏe và nhan sắc. Và bác sĩ người Mỹ Charles Runels là người đầu tiên đưa kỹ thuật này vào áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sắc đẹp.

Kỹ thuật PRP thực chất là gì?

Liệu pháp tiêm “huyết tương giàu tiểu cầu”, tiếng Anh gọi là “Platelet Rich Plasma”, viết tắt là PRP - làm đẹp bằng máu là phương cách sử dụng một số thành phần có trong máu của chính mình để giúp giữ gìn và phục hồi nhan sắc của cơ thể, mà chủ yếu là sự tươi trẻ của làn da.

Quy trình thực hiện kỹ thuật không có gì phức tạp. Sau khi một lượng máu nhỏ khoảng 30ml được lấy ra khỏi cơ thể giống như cách lấy máu khi làm xét nghiệm, chúng sẽ được xử lý bằng thiết bị ly tâm chuyên dụng để có được dung dịch huyết tương chứa khối lượng tiểu cầu nhiều gấp 3 - 7 lần máu bình thường (máu bình thường có 150.000 - 400.000 tiểu cầu/mm3). Đó chính là huyết tương đã được làm giàu tiểu cầu. Chính vì thế mà kỹ thuật này có tên là PRP (Platelet Rich Plasma) - huyết tương giàu tiểu cầu.

Khi sử dụng, huyết tương này có thể được pha thêm một số thành phần khác như các vitamin, fillers, collagen,... và được đưa vào các vùng cơ thể với độ nông sâu khác nhau tùy theo yêu cầu điều trị bằng các dụng cụ như kim chích, kim lăn (roller) hay cây bút.

Huyết tương giàu tiểu cầu sau khi ly tâm ;phần nằm dưới là hồng cầu, bạch cầu.

Huyết tương giàu tiểu cầu sau khi ly tâm; phần nằm dưới là hồng cầu, bạch cầu.

Sau khi được đưa vào cơ thể, dung dịch huyết tương giàu tiểu cầu này sẽ giải phóng hàng loạt các yếu tố tăng trưởng giúp tái tạo tế bào mô cơ thể làm các vết thương mau lành và ngăn cản quá trình lão hóa da và các thành phần mô khác của cơ thể.

Các yếu tố tăng trưởng được giải phóng chủ yếu là: Yếu tố tăng tưởng có nguồn gốc tiểu cầu; yếu tố tăng trưởng beta giúp tăng cường khả năng biệt hóa và tăng trưởng của tế bào; yếu tố tăng trưởng nguyên bào sợi; yếu tố tăng trưởng tế bào nội mạc mạch máu; yếu tố tăng trưởng da; yếu tố tăng trưởng tế bào keratin; yếu tố tăng trưởng mô liên kết.

Sự phóng thích đồng loạt các yếu tố trên tạo những tác động riêng biệt và liên kết hỗ trợ nhau đưa đến các hiệu quả: Tăng sinh trẻ hóa tế bào mô; tăng sinh collagen, làm dày mô dưới da, tăng cường sức khỏe của da; huy động tế bào tập trung đến làm lành vết thương; tăng cường quá trình biệt hóa tế bào.

Các chuyên gia thế giới cũng đưa ra hướng dẫn chỉ định điều trị cho những tổn thương ở các vùng khác nhau của cơ thể: Vùng quanh ổ mắt (da mỏng và nhiều nếp nhăn nhỏ); sẹo do mụn trứng cá; vùng má và giữa mặt; vùng cổ; vùng cằm và dưới hàm; lưng bàn tay; đầu gối, khuỷu tay, cánh tay...

Mặt trái nhiều hệ lụy của PRP

Đây là phương pháp làm đẹp khá mới ở Việt Nam, chưa biết hiệu quả đến đâu nhưng việc làm đẹp này rõ ràng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây bệnh. Do đó, các chuyên gia huyết học khuyến cáo, người có nhu cầu làm đẹp không nên lạm dụng phương pháp này. TS. Lyndsey, Viện Nghiên cứu tế bào gốc, Đại học John Hopkins, nói rằng: “Chúng tôi có cơ sở để tin rằng ứng dụng PRP vào việc làm đẹp có thể có những tác dụng ngược...”.

Theo tạp chí Cosmetic Surgery - một trong những tạp chí chuyên về phẫu thuật thẩm mỹ uy tín nhất thế giới, thì việc tiêm PRP để làm đẹp sẽ gây ra những hệ quả như đau và sưng ở vùng tiêm, nhiễm khuẩn nếu dụng cụ không được vô khuẩn tuyệt đối, có thể sốc phản vệ - tuy rất hiếm - mặc dù PRP được lấy từ chính bản thân người ấy. Nếu quá trình chích hút huyết tương giàu tiểu cầu mà hút lẫn hồng cầu thì những hồng cầu này dễ kết lại thành cục máu đông, hoặc trong quá trình tiêm, kim tiêm làm tổn thương mạch máu lớn dẫn đến sự hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông di chuyển lên não, nó sẽ gây nhồi máu não - là tai biến rất nặng, có thể tử vong hoặc di chứng liệt suốt đời. Di chuyển xuống ruột, nó gây nhồi máu mạc treo mà nếu không mổ cấp cứu kịp thời, cũng dễ dẫn đến tử vong. Di chuyển xuống chân, nó gây viêm tắc tĩnh mạch chi dưới...

Khuôn mặt be bét máu rùng rợn của phương pháp làm đẹp PRP.

Khuôn mặt be bét máu rùng rợn của phương pháp làm đẹp PRP.

Cho đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính thống nào công bố phương pháp “làm đẹp bằng huyết tương giàu tiểu cầu”. Theo Viện Phẫu thuật Chấn thương chỉnh hình Mỹ (American Academy of Orthopaedic Surgery - AAOS), phương pháp PRP mới chỉ được dùng để điều trị chấn thương gân, chấn thương cột sống, viêm dây chằng mạn tính hoặc viêm khớp gối, thoái hóa khớp gối...

Mặt khác, đây là một kỹ thuật điều trị có xâm lấn cơ thể nên dù bằng đường nào và với dụng cụ gì cũng có những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Ngoài những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ như tay nghề và chọn lựa chỉ định điều trị thì yếu tố quan trọng hàng đầu cho liệu pháp này là phải được tiến hành với điều kiện vô khuẩn tuyệt đối trong môi trường vệ sinh y tế tốt nhất. Tuy sử dụng máu tự thân là một yếu tố đảm bảo không xảy ra phản ứng dị ứng cho cơ thể, nhưng cũng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ khác. Nhiễm khuẩn tại chỗ hay toàn thân là nguy cơ có thể xảy ra ở mọi khâu thao tác: lấy máu, xử lý máu, bảo quản dung dịch huyết tương và quá trình thao tác đưa huyết tương vào cơ thể mà máu lại là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, điều kiện vệ sinh cơ sở và trang thiết bị là yếu tố cần phải lưu ý hàng đầu. Điều kiện vệ sinh y tế không tốt còn có thể gây ra sự lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác, mà viêm gan, HIV... là những nguy cơ không hiếm gặp hiện nay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm đẹp da với collagen

BS. Cao Ngọc Bích - Phó Chủ tịch Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 24/11/2024

    Thoát vị khe hoành là gì?

    Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.

  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

Xem thêm