Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiến ba khoang – mối nguy hiểm ẩn náu trong nhà

Kiến ba khoang là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, cả với những người đã từng bị kiến ba khoang đốt vả cả với những người chưa từng bị đốt. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về loài kiến này và cách sơ cứu khi bị chúng “đốt” nhé.

Kiến ba khoang là gì?

Kiến ba khoang nhỏ, dài khoảng 7-8mm, có một cái đầu màu đen với phần ngực màu cam hoặc đỏ và phần đuôi màu đen..

Kiến ba khoang được tìm thấy ở đâu?

Kiến ba khoang phân bố rộng rãi ở khắp Việt Nam. Nó thường sống gần các đường thoát nước và nguồn cấp nước. Trong những trận mưa lớn hoặc lũ lụt, kiến ba khoang có thể di cư đến những khu vực khô ráo hơn.

Vào ban ngày, có thể nhìn thấy kiến ba khoang bò quanh mặt đất, và có thể trông giống như kiến thông thường. Kiến ba khoang trưởng thành là động vật ăn thịt các loài côn trùng khác và chúng thường gặp xung quanh các nguồn sáng vào ban đêm.

Kiến ba khoang có thể ảnh hưởng đến con người như thế nào?

Kiến ba khoang không cắn hoặc đốt nhưng máu của chúng có chứa một chất độc mạnh gọi là pederin có thể gây kích ứng da và mắt nếu bạn chẳng may tiếp xúc.

Nếu bạn nghiền nát kiến ba khoang, chất độc sẽ được giải phóng và hấp thụ bởi da của bạn. Kiến ba khoang có thể bị nghiền nát nếu bạn đập chúng hoặc nếu chúng va chạm với bạn ở tốc độ cao (chẳng hạn như đang trên xe máy và để lộ da trần). Khi kiến bị nghiền nát sẽ giải phóng chất độc, chất độc này có thể gây viêm kết mạc, viêm da nặng (phát ban) và kích ứng da nghiêm trọng.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm đỏ da và da bạn có cảm giác “bỏng rát”. Tiếp theo là ngứa và kích ứng đau đớn. Sau 3-4 ngày, có thể xuất hiện mụn mủ lan rộng và phồng rộp trên da.

Các khu vực bị ảnh hưởng vẫn bị kích thích, phồng rộp và đau trong vòng 10 ngày sau khi bị đốt. Chất độc trên tay hoặc tiếp xúc gần các khớp trên cơ thể có thể làm lây lan chất độc sang các vùng khác của cơ thể và cho cả những người khác.

Làm cách nào để tự bảo vệ mình khỏi kiến ba khoang?

Tránh chạm vào kiến ba khoang. Thổi hoặc rửa sạch nếu kiến bò trên da của bạn. Giảm thiểu ánh sáng tại các khu vực có nhiều kiến vào ban đêm. Mặc quần áo dài tay và dài chân để giảm thiểu phần da lộ ra ngoài.

Đóng các tấm lưới chắn côn trùng ở cửa sổ để tránh kiến bò vào trong giường. Chuẩn bị sẵn những chai nước xà phòng để sơ cứu.

Nếu không may bị tiếp xúc với chất độc của kiến ba khoang, hãy rửa ngay vùng bị ảnh hưởng bằng xà phòng và nước. Chất độc sẽ từ từ thẩm thấu qua da, do đó rửa sạch ngay sau khi tiếp xúc sẽ loại bỏ nhiều độc tố trước khi nó có thời gian gây hại cho da.

Sơ cứu

Không có cách sơ cứu cụ thể nào có sẵn khi tiếp xúc với độc tố của kiến ba khoang. Bạn hãy cố gắng tránh tiếp xúc với kiến ba khoang càng nhiều càng tốt.

Nếu tiếp xúc với chất độc của kiến ba khoang, hãy rửa vùng bị ảnh hưởng ngay lập tức bằng nước xà phòng, sau đó dùng gạc lạnh, thuốc kháng histamine hoặc đắp lô hội để giảm bớt các triệu chứng trên vùng da tiếp xúc.

Đến gặp bác sĩ ngay nếu da bạn có phản ứng nghiêm trọng với chất độc của kiến ba khoang.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cách xử lý khi bị ong đốt

BS. Đoàn Thu Hồng - Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM (Tổng hợ) -
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm