Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khuyến cáo của các chuyên gia y tế về cách ly tại nhà

Tự cách ly là khi bạn không rời nhà vì bạn đã nhiễm hoặc có thể nhiễm COVID-19. Điều này giúp ngăn vi-rút lây lan sang người khác. Tự cách ly tại nhà là một bước phòng chống dịch hiệu quả giúp bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Những dấu hiệu cảnh báo cho thấy bạn nên cách ly:

  • Có bất kỳ triệu chứng nào của COVID-19 (sốt cao, ho, hoặc thay đổi khứu giác hoặc vị giác);

  • Xét nghiệm dương tính với COVID-19;

  • Người mà bạn sống cùng có các triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính;

  • Bạn đến từ khu vực được đánh giá là vùng dịch bệnh.

*Nếu bạn hay người nhà có thể đã tiếp xúc với COVID-19 (tiếp xúc với người nhiễm bệnh hay có triệu chứng thường thấy gây bởi coronavirus), thì khuyến cáo nên cách ly tại nhà. (trừ khi bạn đã nhiễm COVID-19 trong vòng 3 tháng qua và sức khoẻ hoàn toàn phục hồi hoặc bạn đã được tiêm chủng đầy đủ. Những người phát triển các triệu chứng trở lại trong vòng 3 tháng kể từ lần đầu tiên mắc COVID-19 cần được xét nghiệm lại nếu không xác định được nguyên nhân nào khác cho các triệu chứng của họ).

Nếu bạn quyết định tự cách ly tại nhà, hãy đảm bảo nhà bạn có đủ các điều kiện sau:

  • Có đủ sức khoẻ hay có những người giúp đỡ, chăm sóc thích hợp tại nhà. 

  • Có một phòng ngủ riêng biệt mà không cần chia sẻ không gian sống với những người khác, nên sử dụng phòng tắm riêng;

  • Có khả năng tự tiếp cận được với đồ ăn và các nhu yếu phẩm cần thiết khác; 

  • Có đủ các thiết bị bảo vệ cá nhân được khuyến nghị: đeo găng tay và khẩu trang khi tiếp xúc với người nhà, tay nắm cửa, và các bề mặt bàn, ghế phải được làm sạch hàng ngày bằng chất khử trùng gia dụng hoặc dung dịch tẩy pha loãng;

  • Không sống cùng với những người thuộc nhóm yếu thế (những người có thể có nhiều nguy cơ bị biến chứng nặng nếu bị nhiễm vi-rút như người trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc những người bị bệnh tim, phổi hoặc thận mạn tính). Người cao tuổi và những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại hoặc tình trạng sức khỏe có bệnh mạn tính nên ở không gian khác.

Lưu ý: ngoài người nhà đã ở cùng bạn một thời gian sau khi triệu chứng đã phát sinh, lập tức không cho người ngoài đến thăm.

Các bước cần làm để theo dõi sức khoẻ khi cách ly tại nhà:
  • Ở nhà trong 14 ngày sau lần cuối cùng bạn có khả năng tiếp xúc với một người mắc bệnh COVID-19. 

  • Theo dõi tình trạng sốt, ho, khó thở và các triệu chứng khác của COVID-19.

  • Tránh xa, hạn chế tiếp xúc với những người khác, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh do COVID-19.

Nếu như bạn đã xét nghiệm kết quả âm tính với COVID-19, bạn vẫn nên cách ly tại nhà ít nhất thêm 2 ngày nếu trước đó bạn nghi mình tiếp xúc với người mắc bệnh hay có triệu chứng của COVID-19.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, trước và sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh. Che miệng khi ho, vứt bỏ khăn giấy và sử dụng chất khử trùng tay có cồn.

  • Nhờ người thân hay đặt hàng trực tuyến khi mua thức ăn, thuốc, hay các đồ thiết yếu, tuyệt đối không tự ý ra ngoài.

  • Để tránh căng thẳng khi ở nhà liên tục, hãy giữ liên lạc với các thành viên trong gia đình và bạn bè qua điện thoại, email hoặc mạng xã hội, tìm hiểu thêm thông tin chính thống về COVID-19, và tập thể dục điều độ.

Sau khi thấy không có triệu chứng và phù hợp để ngừng cách ly, bạn hãy lưu ý:

  • Tiếp tục đề phòng chống dịch: đeo khẩu trang, khử khuẩn, giãn cách xã hội, tránh nơi đông người và khai báo y tế đồng thời theo dõi các triệu chứng.

  • Nếu thấy tình trạng không được khỏe, nên tránh tiếp xúc với người khác (giữ khoảng cách tối thiểu 2m).

  • Nếu bạn có các triệu chứng, hãy tự giác cách ly ngay lập tức và liên hệ với cơ quan y tế công cộng địa phương hoặc các cơ sở y tế gần nhất. 

Nếu bạn hay người nhà có các triệu chứng như: Sốt, ho, mệt mỏi, đau cơ... thì hãy báo cho bác sĩ hay nhân viên y tế để họ theo dõi và có quyết định về y học chính xác nhất. Nếu bạn hoặc người thân xuất hiện các triệu chứng: Khó thở nhiều, sốt, ho đau ngực nhiều, tinh thần hoảng loạn, mê sảng, hay có bất thường về vấn đề sức khỏe thì cần đưa gấp đến bệnh viện gần nhất.

Lời kết: Cách ly giúp ngăn ngừa sự lây lan của dịch bệnh có thể xảy ra trước khi biết mình bị bệnh hoặc nếu mình bị nhiễm vi rút mà không có triệu chứng. Những người đang có nguy cơ mắc bệnh nên ở nhà, tách mình ra khỏi những người khác, theo dõi sức khỏe và làm theo hướng dẫn của sở y tế.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Kiểm soát việc tăng cân khi cách ly trong mùa dịch
Trương Phan Hồng Hà - Trường đại học VinUniversity (Theo CDC)
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

Xem thêm