Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khủng hoảng tuổi lên 2

Tất cả các bậc phụ huynh và bác sĩ đều nói về “khủng hoảng tuổi lên 2”. Đây là một giai đoạn phát triển bình thường của trẻ, thường được đánh dấu bằng những cơn giận giữ vô cớ, hành vi thách thức cha mẹ và quấy khóc.

Khủng hoảng tuổi lên 2 không nhất thiết phải xảy ra khi trẻ bước sang tuổi thứ 2. Thông thường, giai đoạn này sẽ bắt đầu trong khoảng từ 18-30 tháng và có thể kéo dài đến khi trẻ 3 tuổi. Trẻ 3 tuổi hoặc lớn hơn vẫn có thể sẽ giận dữ vô cớ, nhưng tần suất sẽ ít hơn.

Tại sao tuổi lên 2 lại đáng sợ?

Độ tuổi tập đi là giai đoạn trẻ trong khoảng từ 1-3 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển rất nhiều kỹ năng mới, bao gồm:

  • Biết đi
  • Biết nói
  • Đưa ra ý kiến của mình
  • Học cách thể hiện cảm xúc
  • Biết cách chia sẻ và chờ đến lượt.

Trong suốt giai đoạn này, trẻ sẽ muốn mở rộng môi trường sống tự nhiên của trẻ và sẽ muốn có và muốn làm theo ý mình. Đây là những hành vi vô cùng bình thường ở tuổi này. Tuy nhiên, do khả năng ngôn ngữ, thể chất và cảm xúc của trẻ chưa phát triển hết, nên trẻ sẽ rất dễ bị cáu gắt khi trẻ không thể giao tiếp, biểu lộ được ý muốn của mình hoặc thực hiện công việc mà mình muốn.

Dưới đây là một vài ví dụ về tình huống có thể sẽ khiến trẻ quấy khóc:

  • Trẻ không thể dùng các kỹ năng ngôn ngữ của mình để biểu đạt rõ ràng ý muốn của trẻ.
  • Trẻ không thể kiên nhẫn chờ đợi đến lượt của mình
  • Trẻ phối hợp tay, và mắt không tốt, do vậy không thể tự đổ sữa ra cốc, hoặc bắt bóng như ý muốn.

Làm thế nào để biết trẻ đã bước vào giai đoạn “khủng hoảng tuổi lên 2”?

Bạn sẽ biết khi nào trẻ bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 không phải dựa vào ngày sinh của trẻ mà dựa vào hành vi của trẻ. Do mức độ quấy khóc của trẻ trong giai đoạn này rất cao nên bạn rất dễ nhận ra các dấu hiệu sau đây.

Hay cáu giận

Những cơn giận dữ của trẻ có mức độ từ nhẹ đến nặng, có thể chỉ là hờn dỗi vu vơ nhưng cũng có thể là những cơn gào khóc không dứt. Ngoài việc gào khóc trong cơn giận dữ, trẻ còn có thể biểu đạt bằng các hành vi như đấm, đá, cắn, vứt đồ chơi. Mặc dù có vẻ như những cơn giận dữ này sẽ không bao giờ kết thúc cả, nhưng theo kết quả các nghiên cứu năm 2003, có khoảng 75% số cơn giận dữ ở trẻ 18-60 tháng chỉ kéo dài dưới 5 phút. Tình trạng này có thể diễn ra cả ở trẻ trai và trẻ gái.

Muốn làm theo ý mình

Mỗi ngày, trẻ đều học được một kỹ năng mới. Do vậy, trẻ sẽ muốn “thử” xem kỹ năng của mình như thế nào. Điều này có thể dẫn đến tình huống trẻ phản đối những thứ trước đây trẻ rất ngoan ngoãn làm theo, ví dụ như nắm tay mẹ để dắt qua đường hoặc cởi quần áo hoặc leo cầu thang.

Ngoài ra, do trẻ cũng sẽ ngày càng tự lập hơn, nên trẻ sẽ bắt đầu có mong muốn muốn làm mọi thứ một mình, cho dù trẻ chưa phát triển đủ kỹ năng để thực hiện các công việc đó một mình. Trẻ cũng sẽ muốn quyết định những gì trẻ muốn làm ngay khi trẻ vừa đạt được kỹ năng đó.

Thay đổi cảm xúc

Một phút trước trẻ còn đang rất hạnh phúc và yêu bạn, nhưng một phút sau trẻ có thể đã gào, khóc và trông rất khổ sở. Tất cả đều là hậu quả của việc muốn làm theo ý mình nhưng không được do không đủ kỹ năng.

Phân biệt khủng hoảng tuổi lên 2 và các vấn đề sức khoẻ tinh thần khác

Làm thế nào để bạn biết được trẻ đang trải qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 hay đang mắc các vấn đề về sức khoẻ tinh thần khác?

Nghiên cứu năm 2008 đã nghiên cứu các cơn cáu giận của trẻ tiền tiểu học (3-6 tuổi) và ghi lại những dấu hiệu cho thấy khi nào cơn cáu giận là biểu hiện của tình trạng rối loạn cảm xúc:

  • Cơn cáu giận thường xuyên (hơn nửa số thời gian), bao gồm các hành vi đấm, đá, cắn hoặc các dạng thức bạo lực khác đối với cha mẹ hoặc người chăm sóc
  • Cơn cáu giận khiến trẻ tự làm tổn thương chính mình
  • Thường xuyên cáu giận, 10-20 lần/ngày
  • Cơn cáu giận kéo dài hơn 25 phút
  • Trẻ không thể tự giữ bình tĩnh được.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này là trên những trẻ lớn hơn 2 tuổi. Những dạng cáu giận này sẽ đáng lo ngại hơn nếu vẫn tiếp tục tồn tại khi trẻ lớn hơn, nhưng thực ra không phải là khủng hoảng tuổi lên 2.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy tình trạng của trẻ nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc hơi quá đà, bạn có thể nói với bác sĩ. Đặc biệt là nếu trẻ có các biểu hiện sau:

  • Thu mình lại hoặc không thu hút sự chú ý từ người khác
  • Không giao tiếp bằng mắt
  • Đặc biệt giận giữ hoặc nóng giận
  • Có xu hướng bạo lực hoặc cố gắng làm tổn thương bản thân hoặc người xung quanh
  • Khiến cho cả gia đình rất căng thẳng

Một số yếu tố có thể giúp dự báo hành vi hung hăng ở trẻ bao gồm:

  • Mẹ uống rượu khi đang mang bầu
  • Bị bạo hành từ khi còn rất nhỏ

Tất cả các trẻ đều phải trải qua giai đoạn này?

Trẻ ở độ tuổi này đang phát triển sự tự lập và cảm giác về chính mình, do vậy, có thể góc nhìn của trẻ không phù hợp với góc nhìn của bạn. Tuy nhiên, vẫn có một vài trẻ trải qua giai đoạn này một cách bình yên hơn, ít cáu giận hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ tốt và có thể giúp trẻ biểu đạt rõ ràng ý muốn của mình.

Cha mẹ cũng có thể làm giảm tình trạng cáu giận của trẻ bằng cách tránh làm rối loạn lịch sinh hoạt thông thường của trẻ, ví dụ như để trẻ quá giờ ngủ hoặc cố gắng làm nốt việc nhà trong khi đã đến giờ trẻ ăn và trẻ đang rất đói. Những tình huống như vậy có thể sẽ dẫn đến cơn tức giận của trẻ.

Giai đoạn khủng khoảng tuổi lên 2 đôi khi có thể sẽ kéo dài và trở thành khủng khoảng tuổi lên 3. Nhưng khi trẻ được 4 tuổi, trẻ đã có đủ kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng vận động tinh để hiểu được sự hướng dẫn, biểu đạt mong muốn và tuân theo các quy tắc được dạy thì tình trạng này sẽ giảm đi. Có khoảng 20% số trẻ 2 tuổi sẽ có 1 cơn cáu giận/ngày và chỉ có 10% số trẻ 4 tuổi cáu giận trong ngày.

Các mẹo giúp cha mẹ kiểm soát tình trạng này

  • Duy trì lịch sinh hoạt, ăn uống của trẻ đúng giờ. Trẻ sẽ dễ quấy khóc hơn nếu trẻ mệt hoặc đói
  • Khen ngợi những hành vi tốt của trẻ và lờ đi những hành vi bạn không muốn khuyến khích.
  • Không đánh và cố gắng không quát mắng trẻ. Bạn nên trở thành một hình mẫu không bạo lực đối với trẻ
  • Phân tâm hoặc đánh lạc hướng trẻ khi bạn có thể, ví dụ như chỉ vào thứ gì đó buồn cười hoặc thú vị khi trẻ có hành vi không đúng.
  • Đưa ra các quy tắc đơn giản và giải thích ngắn gọn. Ví dụ, như yêu cầu trẻ phải nắm tay mẹ khi qua đường vì nếu không sẽ bị xe máy đâm vào
  • Để trẻ có sự kiểm soát một phần bằng cách cho trẻ lựa chọn giữa 2 thứ. Ví dụ, con muốn mặc áo len màu xanh hay mặc áo khoác màu vàng
  • Luôn đảm bảo môi trường trong nhà an toàn, mọi thứ có thể gây nguy hiểm nên ở xa tầm với của trẻ.
  • Không từ bỏ. Hãy đặt ra giới hạn của trẻ và tuân thủ giới hạn đó. Ví dụ nếu trẻ cáu giận ở siêu thị chỉ vì bạn không mua kẹo cho trẻ, hãy để trẻ lại đó và chờ cho đến khi trẻ bình tĩnh hơn.
  • Bình tĩnh. Trẻ sẽ tự bình tĩnh lại, bạn hãy đếm đến 10 hoặc hít thở sâu để tự giữ bình tĩnh cho chính mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 8 đặc điểm của cha mẹ sẽ nuôi dạy con thành người thành công

Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm