Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Không được kết hợp những thực phẩm này với chuối

Chuối là một nguồn thức ăn quý với những người lao động thể lực nặng, các vận động viên thể dục thể thao cần nhiều glucose trong máu. Tuy nhiên, có một số thực phẩm bạn không nên ăn cùng chuối.

Sữa chua

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội Việt Nam cho biết chuối và sữa chua khi kết hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bụng dạ yếu, dễ tiêu chảy thì nên tránh ăn kết hợp 2 loại thực phẩm này. Lý do vì sữa chua để trong tủ lạnh kết hợp cùng với một số chất trong chuối dễ gây đau bụng và các bệnh tiêu chảy.

Không được kết hợp những thực phẩm này với chuối - 1

Sữa chua tốt cho sức khỏe nhưng người bụng dạ yếu không nên ăn chuối với sữa chua.

(Ảnh: I.D)

Khoai tây

Chuối với khoai tây khi kết hợp có thể dẫn đến một số phản ứng hóa học, sản xuất chất độc và gây ra các đốm nâu trên khuôn mặt. Vì vậy, để an toàn nên ăn khoai tây và ăn chuối cách nhau tối thiểu 15 phút.

Khoai lang, khoai sọ

Hầu như các loại khoai đều không nên ăn cùng chuối. Nếu như ăn với khoai tây có thể gây ra chất độc thì ăn cùng khoai lang và khoai sọ có thể bị đau dạ dày và gây trướng bụng, lương y Sáng cho biết.

Không được kết hợp những thực phẩm này với chuối - 2

Bạn không nên ăn chuối cùng với dưa hấu.

(Ảnh minh họa: Internet)

Dưa hấu

Dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali. Chuối cũng rất giàu kali, nồng độ từ 283 đến 472mg trên 100g. Vì vậy, bệnh nhân bị suy thận không nên ăn những trái cây có chứa hàm lượng kali cao như chuối và dưa hấu để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Giá trị dinh dưỡng của quả chuối

Nước ta có nhiều loại chuối như chuối tiêu, chuối tây, chuối ngự, chuối mật, chuối hột, chuối lá…, trong đó ngon và bổ nhất vẫn là chuối tiêu. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protid, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g glucid, 0,8g xenluloza, cung cấp được 100 calo, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung cấp năng lượng (100g cam cho 43 calo, đu đủ chín cho 36 calo, nhãn cho 49 calo, vú sữa cho 43 calo…). 

Không được kết hợp những thực phẩm này với chuối - 3

Chuối mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

(Ảnh: I.G)

Ngoài ra, chuối chín còn có nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali) và các vitamin (0,12mg carotene, 0,04mg vitamin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin P6, 6mg vitamin C…) là những chất cần thiết cho cơ thể. Chuối xanh có 10% tinh bột. 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), chỉ cần ăn một vài quả chuối chín cơ thể được cung cấp ngay hàng trăm calo. Khi lao động nặng nhọc kéo dài mất nhiều năng lượng, cơ thể thường phải huy động đến lượng đường trong máu để cung cấp cho các bắp cơ. Trong những trường hợp này, đường glucose trong chuối chín ăn vào sẽ được hấp thu nhanh vào máu bổ sung kịp thời lượng đường của cơ thể bị tiêu hao, giúp người lao động phục hồi nhanh chóng sức khỏe.

Loại quả này cũng tốt cho người mắc bệnh gan, người bị tăng huyết áp. Chuối tiêu là vị thuốc hạ huyết áp tốt và không có một tác dụng phụ nào.

Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý chuối có hàm lượng calo thấp đáng kể nhưng tiêu thụ nhiều có thể dẫn đến tăng cân. Calo bạn ăn từ chuối chín có nguồn gốc từ đường. Tiêu thụ quá mức khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn. Nếu bạn ăn 2 quả chuối loại 100g thì năng lượng cũng bằng ăn 1 bát cơm.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Vì sao chỉ nên ăn 2 quả chuối mỗi ngày?

Hà An - Theo Dantri
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm