Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khoa học phương tây nói gì về thuyết ngũ hành?

Theo quan niệm của thuyết Ngũ hành, vạn vật trong vũ trụ đều đến từ 5 yếu tố: kim (kim loại), mộc (gỗ), thủy (nước), hỏa (lửa), thổ (đất). Từ những phân tử nhỏ nhất cho đến những con cá voi khổng lồ hay hệ mặt trời, tất cả mọi thứ đều được cho là được cấu thành từ 5 yếu tố trên. Trong cuộc sống, nhiều người tin rằng ngũ hành đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng trong cơ thể, góp phần hình thành tính cách cá nhân từng người cho đến sức khỏe. Vậy, liệu những niềm tin này có được khoa học ủng hộ hay không? Hãy cùng tìm hiểu.

Thuyết ngũ hành là gì?

Thuyết ngũ hành là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. Theo một báo cáo năm 2008, những tài liệu sớm nhất ghi lại nội dung của thuyết ngũ hành là từ những năm 300 trước Công nguyên, trong sách Hoàng đế nội kinh. Và những học thuyết này vẫn được nhiều người ngày nay tin tưởng. Thuyết ngũ hành được sử dụng khá nhiều trong nhiều lĩnh vực của y học cổ truyền, từ việc chẩn đoán cho đến việc giải thích sự khác nhau của nhiều loại bệnh tật, rối loạn. Thuyết ngũ hành có thể giải thích được các khía cạnh của sức khỏe con người, ví dụ như chế độ ăn, sự chuyển động, cảm xúc đều có liên quan đến tự nhiên và đến môi trường. Trong y học phương Tây, cũng sử dụng thuyết ngũ hành để giải thích cho các vấn đề liên quan đến:

  • Sử dụng thảo mộc
  • Châm cứu
  • Massage
  • Các loại luyện tập như thái cực quyền và khí công
  • Ngồi thiền
  • Thực phẩm và chế độ ăn
  • Sức khỏe tinh thần và cảm xúc
  • Các hệ cơ quan trong cơ thể
  • Biểu hiện các cảm xúc cá nhân
  • Sự nhạy cảm của các cơ quan
  • Các mùa trong năm
  • Lịch âm

Khoa học nói gì?

Khoa học đã chứng minh sự tồn tại của ngũ hành trong tự nhiên, tuy nhiên, liệu ngũ hành có sử dụng để giải thích cho các biện pháp điều trị bệnh tật hay không thì chưa được khoa học chứng minh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều nghiên cứu hơn về mảng này. Nghiên cứu năm 2017 nghiên cứu ngũ hành ở mức độ tế bào, và sử dụng ngũ hành để hiểu rõ hơn mối quan hệ của các tế bào. Một nghiên cứu khác cũng vào năm 2017 gợi ý rằng trị liệu bằng âm nhạc dựa trên thuyết ngũ hành có thể giúp làm giảm tình trạng trầm cảm sau đột quỵ khi phối hợp với việc châm cứu tại các huyệt. Nghiên cứu năm 2020 dựa trên các quan sát của y học phương tây, vi lượng đồng căn và y học cổ truyền lưu ý rằng: cân nhắc sử dụng thuyết ngũ hành trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh để có thể đưa ra được phương pháp điều trị sâu hơn và hiệu quả hơn. Nghiên cứu tổng quan năm 2020 về y học cổ truyền và dược học lâm sàng đã cho thấy bằng chứng của việc áp dụng y học cổ truyền, bao gồm cả việc sử dụng thuyết ngũ hành. Nghiên cứu này lưu ý rằng y học cổ truyền có đóng góp rất nhiều trong các lĩnh vực như:

  • Nghiên cứu thực nghiệm dựa trên bằng chứng
  • Mối tương quan và tương tác giữa các loại thảo mộc và dược phẩm
  • Cập nhật các dữ liệu về độc tính, phản ứng phụ, đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn thuốc thảo dược
  • Sử dụng thảo dược để thay thế cho kháng kháng sinh trong các đơn thuốc.

Các nghiên cứu gợi ý rằng sử dụng y học cổ truyền phối hợp với y học hiện đại là một cách để dự phòng bệnh tật và tăng cường sức khỏe khi thay đổi lối sống.

Trong y học cổ truyền Trung Quốc

Thuyết ngũ hành được coi là kim chỉ nam trong y học cổ truyền Trung Quốc và coi cơ thể người là một chỉnh thể. Việc sử dụng thuyết ngũ hành để chẩn đoán bệnh của một người không chỉ nhìn vào biểu hiện bệnh hiện tại mà còn nhìn sâu vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh. Để tìm ra nguyên nhân gốc rễ, những người thực hiện y học cổ truyền thường sẽ dành nhiều thời gian để tiếp xúc bệnh nhân hơn là bác sĩ tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe thông thường.  Quá trình tiếp xúc bệnh nhân có thể lên tới 30 phút hoặc nhiều hơn. Những bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc chuyên nghiệp thường sẽ đánh giá:

  • Mạch
  • Lưỡi
  • Tiền sử bệnh tật
  • Sức khỏe tinh thần và cảm xúc
  • Chẩn đoán hình ảnh
  • Một vài xét nghiệm

Mạch và lưỡi trong y học cổ truyền Trung Quốc là 2 cơ quan giúp định hướng, truyền tải tình hình sức khỏe và sự cân bằng của cơ thể. Bác sỹ sau đó sẽ tập hợp các thông tin và sau đó tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và có thể đưa ra những chẩn đoán khác nhau. Bằng việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, các triệu chứng thường sẽ được giải quyết và tình trạng sức khỏe sẽ cải thiện.

Thuyết ngũ hành được vận dụng như thế nào?

Thuyết ngũ hành phản ánh năng lượng phụ thuộc lẫn nhau, sự vận động và thay đổi trong tự nhiên. Có 2 quy luật để kết nối vạn vật là quy luật tương sinh và quy luật tương khác.

Quy luật tương sinh bao gồm:

  • Hỏa sinh thổ
  • Thổ sinh kim
  • Kim sinh thủy
  • Thủy sinh mộc
  • Mộc sinh hỏa

Quy luật tương khắc bao gồm:

  • Thủy khắc hỏa
  • Hỏa khắc kim
  • Kim khắc mộc
  • Mộc khắc thổ
  • Thổ khắc thủy

Khi có sự mất cân bằng bất cứ yếu tố nào trong 5 yếu tố trên, thì các yếu tố còn lại sẽ không thể kiểm soát hoặc tương tác với các yếu tố còn lại đúng như bản chất tự nhiên, dẫn đến mất cân bằng và rối loạn. Ví dụ, thổ được cho là yếu tố sẽ ảnh hưởng đến khả năng điều hòa căng thẳng và mộc được coi là sẽ liên quan đến tình trạng tiêu hóa. Khi mộc mạnh hơn thổ, tức là khi cơ thể căng thẳng, thì thường cũng sẽ mắc các vấn đề tiêu hóa. Trong y học cổ truyền, đó là khi mộc mạnh hơn thổ và không để thổ thực hiện được các chức năng tiêu hóa của mình. Tái tạo lại sự cân bằng sẽ giúp cơ thể cải thiện được tình trạng sức khỏe. Để tạo lại sự cân bằng, cần tác động lên khí huyết ứ đọng trong gan. Khí huyết chính là năng lượng bên trong cơ thể. Một số người tin rằng khí huyết có thể giúp điều hòa các quá trình thể chất, tinh thần và giúp duy trì trạng thái cân bằng. Bạn cũng lên luyện tập các bài tập giúp điều hòa khí huyết như chạy, tập yoga và nhảy hoặc cân nhắc đến việc châm cứu. Châm cứu có thể giúp điều hòa khí huyết, bất cứ thứ gì giúp điều hóa căng thẳng đều có thể giúp ích. Nếu trạng thái cân bằng không được bảo tồn, sự mất cân bằng sẽ dẫn đến các biến chứng và nhiều tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Hỏa có thể khắc thủy và kích hoạt tình trạng kiệt sức, đau vùng thắt lưng và trầm cảm. Trong trường hợp này, việc tập luyện có thể sẽ gây kiệt sức, bạn nên cân nhắc các hoạt động như ngồi thiền, bên cạnh việc sử dụng thực phẩm bổ sung như một chút gừng và quế.

Thuyết ngũ hành và đời sống

Vì mỗi yếu tố đều liên quan đến một mùa trong năm, nên bạn có thể sẽ bị mất cân bằng trong một số mùa nhất định. Vào những thời điểm này, bạn sẽ cần hỗ trợ yếu tố bị suy yếu nhiều nhất. Ví dụ, thủy được cho là liên quan đến mùa đông. Do vậy, trong mùa đông, yếu tố thủy thường hoạt động rất mạnh. Môi trường mùa đông sẽ càng làm cho cơ thể bạn lạnh hơn. Để chống lại sự hoạt động quá mạnh của thủy, cần đến hỏa, và do vậy, chúng ta sẽ cần ăn các thực phẩm ấm nóng, giàu dinh dưỡng của mùa đông như:

  • Bí ngòi
  • Khoai lang
  • Tỏi
  • Hành
  • Quế
  • Tiêu đen
  • Gừng

Khi thời tiết ấm hơn, yếu tố thủy suy yếu, chúng ta lại cần phải ăn các thực phẩm mát để cân bằng lại với nhiệt độ cao của môi trường, ví dụ như:

  • Dưa hấu
  • Dâu tây
  • Dưa chuột
  • Bạc hà
  • Rau có lá xanh
  • Rau sống

Bạn có thể sử dụng chế độ ăn để lấy lại sự cân bằng trong suốt tất cả các mùa quanh năm. Rong biển là một thực phẩm nhiều muối, có thể tốt cho các cơ quan thuộc hành thủy như thận và bàng quang. Nếu bạn thèm các món đồ ăn nhiều muối, thì đó có thể cho thấy các cơ quan thuộc hành thủy trong cơ thể bị mất cân bằng.

Lưu ý

Điều quan trọng nhất trong y học cổ truyền là bạn cần phải làm việc với một chuyên gia trong lĩnh vực này để được thông tin đầy đủ và ứng dụng ngũ hành để điều trị. Ứng dụng quy luật ngũ hành phức tạp hơn nhiều so với lý thuyết vừa đề cập ở trên. Nếu bạn có 5 hoặc 10 bệnh nhân đều bị đau đầu, thì việc ứng dụng quy luật ngũ hành để chẩn đoán sẽ khác nhau ở mỗi người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Ngũ sắc bồi bổ ngũ tạng

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm