Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào nên lo lắng về chứng đái dầm ở trẻ?

Đái dầm trong khi ngủ là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ nhỏ và được coi là bình thường cho đến khi trẻ lên 6 tuổi.

Đái dầm là một tình trạng phổ biến, ảnh hưởng tới khoảng 5 triệu trẻ em trên toàn nước Mỹ, phổ biến ở trẻ trai hơn trẻ gái. Trẻ sẽ chỉ được chẩn đoán mắc chứng đái dầm khi trẻ vẫn bị đái dầm sau khi lên 6 tuổi. Nếu con bạn dưới 6 tuổi và vẫn đái dầm, thì không nên quá lo lắng, bởi tình trạng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn hơn.

Hiểu về chứng đái dầm

Bác sĩ sẽ miêu tả chứng đái dầm nguyên phát hoặc thứ phát như sau:

  • Đái dầm nguyên phát là việc không thể ngủ mà không đái trong vòng 6 tháng liên tục
  • Đái dầm thứ phát là sau khi trẻ đã không bị đái dầm liên tục trong 6 tháng nhưng sau đó lại bị đái dầm trở lại.

Người trưởng thành đái dầm cũng là một vấn đề. Các nghiên cứu chỉ ra rằng ít nhất khoảng 2% số người trưởng thành mắc chứng đái dầm.

Nguyên nhân của chứng đái dầm

Đái dầm có thể di truyền theo gia đình. Khoảng 75% số trẻ đái dầm vào ban đêm sẽ có bố mẹ hoặc anh chị cũng gặp phải vấn đề tương tự khi còn nhỏ. Trong đa số các trường hợp, đái dầm nguyên phát không do bất cứ vấn đề sức khoẻ tiềm ẩn nào gây ra cả. Tuy nhiên, đái dầm thứ phát ở trẻ em và người trưởng thành thường là hậu quả của việc viêm đường tiết niệu, các vấn đề về tuyến tiền liệt ở nam giới, tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, rối loạn giấc ngủ, bệnh hồng cầu hình liềm hoặc một số vấn đề về thần kinh. Căng thẳng về mặt cảm xúc, ví dụ như vừa mất đi người thân hoặc thay đổi môi trường sống cũng có thể gây đái dầm thứ phát.

Táo bón cũng có thể gây đái dầm. Nguyên nhân là do trực tràng nằm ngay phía dưới bàng quang. Nếu trẻ có trực tràng quá đầy (do táo bón) thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến kích thước bàng quang và gây ra sự co thắt bàng quang bất thường có thể dẫn đến đái dầm vào ban đêm.

Điều trị đái dầm như thế nào?

Đa số trẻ em sẽ không đái dầm nữa khi lớn dần, điều trị thường sẽ không cần thiết trừ khi việc đái dầm gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, có một số kỹ thuật bạn có thể thử thực hiện trước khi ngủ để dự phòng đái dầm:

  • Hạn chế cho trẻ uống nước trước khi đi ngủ: uống quá nhiều nước sau khi ăn tối không được cho là nguyên nhân của tình trạng đái dầm, mặc dù đôi khi việc uống quá nhiều nước có thể gây đái dầm.
  • Đi vệ sinh trước và trong khi đi ngủ: bạn đã bao giờ thử cho trẻ đi vệ sinh trước khi đi ngủ, sau đó, đánh thức trẻ dậy vào ban đêm để trẻ đi vệ sinh
  • Dùng thuốc: một số loại thuốc có thể giúp dự phòng tình trạng đái dầm. Tuy nhiên, sử dụng thuốc thường là biện pháp cuối cùng, và chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và không được sử dụng cho trẻ dưới 5 tuổi.

Những cách tiếp cận trên cũng phù hợp đối với tình trạng đái dầm ở người lớn.  Đái dầm có thể gây tổn thương với trẻ, vì đái dầm có thể gây ảnh hưởng đến sự tự tin của trẻ. Do vậy, cha mẹ không nên phạt, chỉ trích hoặc mắng trẻ vì đã đái dầm. Thay vào đó, hãy thưởng cho trẻ nếu trẻ không đái dầm.

Nếu trẻ cảm thấy lo lắng hoặc xấu hổ về việc đái dầm, hãy để trẻ biết rằng đái dầm rất phổ biến ở các bạn cùng trang lứa và đái dầm không phải lỗi của trẻ. Hãy kể cho trẻ nghe những câu chuyện về việc trước đây bố mẹ, anh chị cũng đã từng bị đái dầm để làm giảm sự lo lắng của trẻ.

Khi nào nên nói chuyện với bác sĩ?

Cha mẹ thường ít khi đề cập đến vấn đề đái dầm với bác sĩ vì họ có thể cảm thấy xấu hổ hoặc không coi đó là một vấn đề về sức khoẻ. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu trẻ vẫn đái dầm nếu đã trên 6 tuổi hoặc nếu đái dầm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của trẻ. Nếu trẻ đã “cai bỉm” được trong vòng ít nhất 6 tháng và sau đó bắt đầu đái dầm trở lại, hãy trao đổi với bác sĩ ngay vì có thể sẽ có nguyên nhân sức khoẻ tiềm ẩn phía sau.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân và cách điều trị đái dầm ở người lớn - Phần 3

Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm