Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào cần lo lắng về việc răng sữa chưa mọc?

Răng sữa là bộ răng mọc đầu tiên sau sinh. Chúng mọc tạm thời, sau đó sẽ rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Hãy xem mốc thời gian mọc răng thông thường ở trẻ tại bài viết dưới đây.

Thông thường răng sữa mọc khi trẻ 6 - 12 tháng tuổi. Nhưng mỗi đứa trẻ khác nhau. Một số trẻ có thể sinh ra đã có răng, một số có thể mọc chiếc răng đầu tiên khi 4 tháng tuổi trong khi những đứa khác có thể mọc khi chúng 12 tháng. Nếu con bạn không mọc răng sữa sau 12 tháng, hãy đưa bé đến nha sĩ. Bạn cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu số răng còn lại của bé không mọc vào khi chúng 4 tuổi.

Răng sữa mọc khi nào?

Thông thường răng sữa sẽ mọc vào khoảng 6 - 12 tháng. Phần lớn trẻ em sẽ mọc chiếc răng đầu tiên vào ngày sinh nhật đầu tiên. Thời gian mọc dự kiến khác nhau phụ thuộc vào từng đứa trẻ. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì, các mốc thời gian điển hình cho hàm răng bao gồm:

Răng hàm trên:

  • Răng cửa giữa: 8 đến 12 tháng
  • Răng cửa bên: 9 đến 13 tháng
  • Răng nanh: 16 đến 22 tháng
  • Răng hàm thứ nhất: 13 đến 19 tháng
  • Răng hàm thứ 2: 25 đến 33 tháng

Trong khi đó hàm dưới:

  • Răng cửa giữa: 6 đến 10 tháng
  • Răng cửa bên: 10 đến 16 tháng
  • Răng nanh: 17 đến 23 tháng
  • Răng hàm thứ nhất: 14 đến 18 tháng
  • Răng hàm thứ hai: 23 đến 31 tháng

Tất cả răng sữa sẽ mọc vào khoảng 27 đến 33 tháng hoặc khoảng 3 tuổi. Mốc thời gian này là chung  thứ tự mọc răng sữa của con bạn cũng có thể sẽ khác. Thông thường răng sữa sẽ mọc sau thời gian mọc dự kiến từ 6 đến 12 tháng. Điều đó nói rằng nếu những chiếc răng sữa của con bạn mọc khi chúng 45 tháng (khoảng 4 tuổi) thì đó có thể không phải là vấn đề.

Đọc thêm bài viết: Thế nào là suy dinh dưỡng?

Khi nào mọc răng chậm coi là không điển hình?

Răng mọc muộn xảy ra khi mọc răng muộn hơn so với thời gian thông thường. Đối với những chiếc răng sữa đầu tiên, việc mọc răng trong khoảng từ 12 đến 24 tháng có thể không điển hình. Đối với các răng sữa còn lại việc mọc sau 4 năm có thể không điển hình.                            

Nguyên nhân khiến răng sữa mọc chậm?

Nguyên nhân răng sữa mọc chậm bao gồm:

Sinh non hoặc nhẹ cân

Sinh non xảy ra khi em bé chào đời quá sớm. Trẻ sinh non có nguy cơ chậm tăng trưởng và phát triển chiều cao bao gồm cả việc mọc răng muộn

Suy dinh dưỡng

Dinh dưỡng hợp lý trong thời kì mang thai và thời thơ ấu là cần thiết cho sự tăng trưởng thích hợp. Suy dinh dưỡng trong thời kì này có thể khiến trẻ mọc răng muộn.

Mắc các hội chứng:

  • Hội chứng Down
  • Hội chứng Apert
  • Hội chứng Ellis – van Creveld
  • Hội chứng lão nhi Hutchinson – Gilford
  • Hội chứng Zimmermann – Laband – 1
  • Hội chứng Axenfeld – Rieger

Những hội chứng này có thể làm chậm quá trình mọc răng vĩnh viễn

Rối loạn phát triển

  • Loạn xương sọ
  • Loạn sản ngoài da
  • Loạn sản răng khu vực

Rối loạn nội tiết

Hệ thống nội tiết chịu trách nhiệm sản xuất hormone. Một số hormone này điều chỉnh sự tăng trưởng phát triển. Một bệnh nội tiết có thể dẫn đến mọc răng chậm bao gồm:

  • Suy giáp
  • Suy tuyến yên
  • Suy tuyến cận giáp
  • Chậm mọc răng do di truyền:

Nếu gia đình bạn có tiền sử mọc răng muộn thì con bạn cũng sẽ dễ bị như vậy. Tương tự như vậy, nếu con bạn có bất kì tình trạng nào nêu trên thì cũng có thể liên quan đến mọc răng muộn.

Răng sửa mọc chậm có nguy hiểm không?

Ở hầu hết trẻ, chậm mọc răng có thể không phải là vấn đề. Tuy nhiên, nếu răng sữa của con bạn mọc muộn hơn thời gian trung bình thì nó có thể gây ra các biến chứng trong tương lai.

Mọc răng muộn có thể dẫn đến:

  • Khó nhai
  • Khó nói
  • Khó thể hiện nét mặt, như cau mày hoặc mỉm cười

Đọc thêm bài viết: 6 nguyên tắc chăm sóc sức khỏe cho trẻ khi thời tiết diễn biến thất thường

Khi nào bạn nên đưa con đi gặp nha sĩ?

Nếu con bạn không mọc răng sữa khi được 12 tháng tuổi, hãy đưa trẻ tới gặp nha sĩ. Bạn cũng nên đưa trẻ đến nha sĩ nếu những chiếc răng sữa còn lại không mọc vào lúc 4 tuổi.

Các dấu hiệu khác cần đến nha sĩ bao gồm:

  • Mất răng
  • Răng thưa
  • Răng to hoặc nhỏ bất thường
  • Sâu răng
  • Răng sữa không rụng khi răng vĩnh viễn mọc

Nếu trẻ bị sốt bạn nên đưa bé tới bác sĩ. Mặc dù nhiệt độ hơi cao là phổ biến khi mọc răng nhưng sốt thường là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn.

Tóm tắt:

Răng sữa thường bắt đầu mọc từ 6 đến 12 tháng. Khi được 3 tuổi nhiều trẻ sẽ đầy đủ răng sữa trong miệng. Tuy nhiên thời gian mọc có thể khác nhau và một sự chậm trễ nhỏ thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Các nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm mọc răng bao gồm: sinh non, nhẹ cân dinh dưỡng kém hoặc di truyền. Các hội chứng, rối loạn phát triển hoặc nội tiết cũng có thể làm chậm quá trình mọc răng.

Nếu con bạn không có răng sữa sau 12 tháng hoặc những chiếc răng sữa còn lại không mọc sau 4 tuổi thì hãy đưa chúng đến nha sĩ.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

Thu Hoài - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm