Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kháng sinh mới cho thấy triển vọng trong việc điều trị bệnh lậu không biến chứng

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ảnh hưởng đến cả nam và nữ, đặc biệt là những người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24.

Theo kết quả công bố ngày 7 tháng 11 trên tạp chí New England Journal of Medicine, một loại kháng sinh đường uống được nghiên cứu có tên là zoliflodacin - dung nạp tốt và chữa khỏi thành công hầu hết các trường hợp bệnh lậu không biến chứng khi được kiểm chứng trong một thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm giai đoạn 2. Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), một bộ phận của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, đã tài trợ cho nghiên cứu lâm sàng này.

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ảnh hưởng đến cả nam và nữ, đặc biệt là những người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 24. Lậu là bệnh phổ biến thứ hai trong số các bệnh phải báo cáo ở Hoa Kỳ. Trong năm 2017, hơn 550.000 ca bệnh lậu đã được báo cáo tại Hoa Kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm lậu có thể dẫn đến bệnh viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung, vô sinh và tăng nguy cơ nhiễm HIV. Phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh cho con, những đứa trẻ này có thể bị mù hoặc nhiễm trùng tiến triển đe dọa đến tính mạng.

Bệnh lậu do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, đã dần dần đề kháng với từng loại kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh này. Kết quả là, vào năm 2015, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ đã xem xét lại các hướng dẫn điều trị bệnh lậu để đề xuất liệu pháp kép với ceftriaxone đường tiêm và azithromycin đường uống nhằm làm giảm sự xuất hiện đề kháng với ceftriaxone.

Zoliflodacin (trước đây gọi là ETX0914 và AZD0914), được phát triển bởi Entasis Therapeutics có trụ sở tại Waltham, Mass., đại diện cho một kiểu kháng sinh uống mới ức chế tổng hợp DNA theo một cách khác với các kháng sinh hiện đang được công nhận.

Tiến sĩ y khoa Anthony S. Fauci - giám đốc NIAID - cho biết "Tỷ lệ các ca bệnh lậu được báo cáo ở Hoa Kỳ đã tăng 75% kể từ mức thấp lịch sử năm 2009, và sự đề kháng kháng sinh đã làm giảm đáng kể số lựa chọn để điều trị căn bệnh này. Kết quả nghiên cứu được công bố ngày hôm nay cho thấy zoliflodacin có tiềm năng trở thành một kháng sinh uống hữu ích và dễ sử dụng để điều trị bệnh lậu”.

Nghiên cứu này diễn ra từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 12 năm 2015 và được dẫn dắt bởi Tiến sĩ Stephanie N. Taylor, thuộc Trung tâm Khoa học Sức khỏe Đại học bang Louisiana ở New Orleans. Thử nghiệm bao gồm 179 người tham gia (167 nam và 12 phụ nữ không mang thai) tuổi từ 18 đến 55 với các triệu chứng của bệnh lậu sinh dục không biến chứng, lậu sinh dục không được điều trị hoặc tiếp xúc tình dục với người bị lậu trong vòng 14 ngày trước khi tham gia nghiên cứu. Những người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận liều duy nhất 2 hoặc 3 gram zoliflodacin uống hoặc 500 mg ceftriaxone tiêm. Trong số 117 người tuân thủ điều trị được đánh giá sáu ngày sau khi điều trị, 98% (48/49) những người nhận liều zoliflodacin 2 gram, 100% (47/47) những người nhận được liều 3 gram, và tất cả (21/21) những người tham gia trong nhóm ceftriaxone được coi là chữa khỏi bệnh lậu sinh dục dựa trên kết quả nuôi cấy.

Zoliflodacin chữa khỏi tất cả các trường hợp nhiễm lậu trực tràng (4/4 người tham gia nhận liều 2 gram và 6/6 người tham gia nhận liều 3 gram) cũng như ceftriaxone (3/3 người tham gia). Tuy nhiên, thuốc được nghiên cứu không có hiệu quả tốt trong điều trị bệnh nhân nhiễm lậu họng: 67% người tình nguyện nhận liều 2 gram (4 trong số 6 người tham gia) và 78% người được điều trị liều 3 gram (7 trong số 9 người tham gia) đã được chữa khỏi. Tất cả những người tham gia (4/4) trong nhóm ceftriaxone đều được chữa khỏi.

Kháng sinh được nghiên cứu dung nạp tốt với tác dụng phụ thường gặp nhất  là rối loạn tiêu hóa thoáng qua. Đánh giá vi sinh của các chủng phân lập sau điều trị không cho thấy sự đề kháng với zoliflodacin.

Vào tháng 3 năm 2018, NIAID đã hoàn thành một nghiên cứu đánh giá dược động học, tính an toàn và khả năng dung nạp của zoliflodacin ở một liều uống duy nhất như một cầu nối từ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 đến thử nghiệm giai đoạn 3. Kết quả từ nghiên cứu này vẫn chưa được công bố. Ngoài ra, vào tháng 9 năm 2018, NIAID đã bắt đầu thử nghiệm Giai đoạn 1 để đánh giá ảnh hưởng trên tim của thuốc được nghiên cứu, đây là một thử nghiệm tiêu chuẩn về tính an toàn đối với các thuốc mới như thế này.

Zoliflodacin đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ xếp vào trạng thái “Fast tract” để phát triển thuốc điều trị lậu cầu bằng đường uống. Dự kiến thuốc ​​sẽ được bắt đầu thử nghiệm giai đoạn 3 ở Hà Lan, Nam Phi, Thái Lan và Hoa Kỳ vào năm tới.

*“Fast tract” là một tiến trình được thiết kế  nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển và đẩy nhanh quá trình xem xét các loại thuốc để điều trị các bệnh nghiêm trọng và giải quyết những nhu cầu y tế chưa được đáp ứng. Mục đích là để có được những loại thuốc mới quan trọng cho bệnh nhân sớm hơn. 

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phác đồ mới điều trị bệnh lậu

DS. Hoàng Thị Vinh - Theo Bệnh viện Từ Dũ
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm