Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em

Nhiễm khuẩn huyết là một trong những bệnh lý nguy hiểm ở trẻ em, đa số các trường hợp nhiễm bệnh phải điều trị tích cực, nguy hiểm nhất là sốc nhiễm khuẩn.

Nhiễm khuẩn huyết là gì

Nhiễm khuẩn huyết là bệnh do vi khuẩn đi vào trong máu và gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng tại các cơ quan như thận, phổi hay xương…Nhiễm trùng huyết có thể được điều trị bằng kháng sinh, đặc biệt khi được phát hiện sớm, song đây là căn bệnh có khả năng gây tử vong cao. Hiện nay nhờ có 2 loại vaccin – một trong hai loại mới ra đời – căn bệnh nhiễm trùng này ngày càng trở nên hiếm gặp hơn.

Tại sao trẻ dễ bị nhiễm khuẩn huyết

Mặc dù hiếm gặp nhưng đôi khi một chủng vi khuẩn nguy hiểm có thể xâm nhập dễ dàng vào máu trẻ. Những chủng vi khuẩn dễ gây nhiễm khuẩn huyết nhất bao gồm Haemophilus influenzaStreptococcus pneumonia (cũng gọi là pneumococcus). Tuy nhiên với những trẻ đã được tiêm vaccine phòng bệnh thì các vi khuẩn này sẽ ít có cơ hội gây bệnh hơn. Vaccin Hib gần đây được tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng đã giải quyết các dịch bệnh ở trẻ em do vi khuẩn H. influenza gây ra. Ngoài ra một vaccine phòng viêm phổi mới là Prevnar đã được chứng minh trong một số nghiên cứu là có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng do pneumococcus tới hơn 90%.

Những trẻ chưa được tiêm vaccine là những đối tượng có nguy cơ mắc nhiễm trùng máu cao nhất, đặc biệt là đối tượng từ 2 đến 36 tháng tuổi khi hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện. Ngoài ra một số trẻ em mắc các bệnh như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm hay nhiễm HIV cũng thuộc nhóm có nguy cơ cao.

Trẻ em dưới 2 tháng tuổi được bảo vệ khỏi những bệnh này nhờ kháng thể nhận từ người mẹ (Khi trẻ mới đẻ bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn – thường là strep B – chúng bị nhiễm từ người mẹ khi sinh ra). Theo giáo sư Gary Overtus thuộc khoa nhi tại đại học New Mexico ở Albuquerque (Mỹ): “Nguy cơ này sẽ giảm dần khi trẻ lên 2 tuổi và gần như không còn khi trẻ được 3 tuổi do lúc này hệ miễn dịch của trẻ đã đủ mạnh để đối phó với các chứng bệnh nhiễm trùng.”

Trong một số trường hợp hiếm, trẻ có thể bị nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng Staphylococcus aureusstreptococcus nhóm A gây ra thường là xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở trên da, hay Neisseria meningitides xâm nhập qua đường hô hấp, hay salmonella qua đường ruột.

Làm sao để biết được nếu trẻ bị nhiễm khuẩn huyết

Rất khó để chẩn đoán liệu trẻ có bị nhiễm trùng huyết hay không. Một số trẻ trở nên quấy khóc nhiều hơn bình thường hay bị hôn mê, đôi khi trẻ chỉ xuất hiện triệu chứng duy nhất là sốt. Do vậy, hãy đưa trẻ đi bác sỹ ngay nếu con bạn dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ trực tràng cao hơn 380C, hay cả khi trẻ không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Nếu con bạn từ 3 – 12 tháng tuổi thì nên đưa trẻ đi khám nếu thân nhiệt cao hơn 38,90C. Trong trường hợp trẻ không bị sốt quá cao nhưng có dấu hiệu mệt mỏi lờ đờ thì vẫn phải đưa trẻ tới bác sỹ.

Nhiễm trùng máu qua những vết cắt, nhọt hay những tổn thương trên da khác thường xuất hiện các triệu chứng báo hiệu như sốt, đau và tấy đỏ nghiêm trọng quanh vết thương. Nếu bạn lưu ý thấy bất cứ dấu hiệu nào hay đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Loại nhiễm khuẩn huyết này có thể dẫn đến các biến chứng nặng trên xương và khớp.

Chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn huyết

Khi trẻ bị sốt các bác sỹ sẽ kiểm tra để tìm ra nguyên nhân. Trẻ có thể bị những nhiễm trùng tại phổi, họng và tai mà bạn không hề nhận ra. Nếu bác sỹ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, họ sẽ nghiêng nhiều về khả năng trẻ bị nhiễm trùng huyết.

Mặc dù hầu hết trẻ bị sốt là do virus, trẻ có thể sẽ phải tiến hành thủ thuật chọc tủy sống thắt lưng (để chẩn đoán bệnh viêm màng não mủ), lấy mẫu máu (để chẩn đoán nhiễm trùng huyết) và lấy mẫu nước tiểu qua ống thông  vô khuẩn (để chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu). Tất cả những thủ thuật trên đều có tính chất xâm lấn và có thể gây đau, tuy nhiên do nhiễm trùng huyết là căn bệnh rất nguy hiểm cho trẻ em nên các bác sỹ sẽ vẫn chỉ định làm những xét nghiệm này. Theo giáo sư Overturs, chỉ 2 – 3% trẻ em bị sốt đơn thuần là thực sự bị mắc nhiễm trùng huyết. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ còn quá nhỏ thì việc tìm ra nguyên nhân sớm là điều hết sức cần thiết.

Kết quả xét nghiệm máu thường có trong vòng 24 giờ. Khi chờ đợi kết quả, con bạn sẽ được kê đơn kháng sinh. Bác sỹ sẽ quyết định xem liệu trẻ phải ở lại bệnh viện để truyền kháng sinh qua tĩnh mạch, tiêm kháng sinh hay dùng kháng sinh đường uống tại nhà và quay lại bệnh viện khám lại. Theo Overturs, khoảng một nửa trẻ bị nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết sẽ phải nhập viện. Khi các bác sỹ xác nhận chẩn đoán của mình là đúng thì trẻ sẽ tiếp tục được cho sử dụng kháng sinh. Điều đặc biệt quan trọng là trẻ cần phải được sử dụng đủ liều kháng sinh để phòng tránh vi khuẩn kháng thuốc và tái phát bệnh.

Cách phòng bệnh nhiễm khuẩn huyết cho trẻ

Nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch, nhất là tiêm phòng Hib trong mũi tiêm 5 trong 1 hặc 6 trong 1.

Nếu trẻ bị các vết thương hở ngoài da thì nên giữ sạch vùng da đó, không cho trẻ dùng tay chạm vào vết thương và theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ.

Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng để điều trị là biện pháp tốt nhất đối với căn bệnh này. 

Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm