Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới (2019-nCoV)

Đây là hướng dẫn cơ bản để ngăn ngừa sự lây truyền virus corona mới (2019-nCoV) trong gia đình và cộng đồng. Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC cập nhật hướng dẫn dựa trên các thông tin khoa học.

Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ - CDC cập nhật ngày 01/02/2020

2019-nCoV là một họ virus lớn, với một vài virus gây nên bệnh ở người và một số loại khác lưu hành trong động vật, bao gồm lạc đà, dơi và mèo. Hiếm khi virus lưu hành trên động vật gây ảnh hưởng trên những người tiếp xúc với chúng. Sự lây lan giữa người và người được tìm thấy tại chủng MERS-CoV và SARS-CoV, và hiện tại là 2019-nCoV. Hướng dẫn này có thể giúp dự phòng lây lan do virus 2019-nCoV giữa người và người trong gia đình và trong cộng đồng dân cư.

Hướng dẫn này khuyến nghị cho:

  • Những người được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV, bao gồm các ca bệnh đang được điều tra, những ca bệnh chưa nhất thiết phải tới cơ sở y tế và những ca bệnh nhận sự chăm sóc y tế tại nhà;
  • Những người được xác nhận nhiễm 2019-nCoV, đã nhập viện, xác định là ổn định về tình trạng sức khỏe và được xuất viện;
  • Những cá nhân tiếp xúc gần gũi với những người được xác nhận nhiễm 2019-nCoV.

Dưới đây là các bước phòng ngừa:

Dành cho những trường hợp được xác nhận hoặc đang nghi ngờ nhiễm 2019-nCoV mà chưa cần thiết phải tới cơ sở y tế (bao gồm các ca bệnh đang được điều tra), và các trường hợp xác nhận đã nhiễm 2019-nCoV và được điều trị ổn định để xuất viện.

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe của bạn sẽ đánh giá xem bạn nên tự chăm sóc tại nhà hay phải đến các cơ sở y tế. Bạn nên đọc các bước dự phòng dưới đây, kể cả trước khi cơ quan y tế địa phương hướng dẫn bạn để có thể sinh hoạt bình thường tại nhà.

  • Ở nhà và nhận sự chăm sóc y tế: Bạn nên hạn chế các hoạt động bên ngoài, ngoại trừ việc nhận sự chăm sóc y tế. Không nên đi làm, đi họp hay đến các nơi công cộng. Không nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi taxi hay đi xe chung.
  • Hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình: Bạn nên hạn chế tiếp xúc với các thành viên trong gia đình càng nhiều càng tốt. Tốt nhất là ở trong phòng riêng, và cả phòng tắm riêng nếu có.
  • Gọi trước khi gặp bác sĩ: Nếu bạn gặp các vấn đề y tế, hãy gọi cho bác sỹ và nói với họ vấn đề của bạn. Điều này giúp bác sỹ chuẩn bị các bước cẩn thận để giữ mọi người xung quanh khỏi sự lây nhiễm từ bạn.
  • Đeo khẩu trang: Bạn nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người xung quanh (ví dụ: ở cùng phòng hoặc đi chung với ai đó trên phương tiện giao thông) và trước khi bạn gặp bác sỹ. Nếu bạn không thể đeo khẩu trang (ví dụ như bạn gặp khó thở khi đeo), những người sống xung quanh bạn không nên ở chung phòng với bạn, hoặc họ cần đeo khẩu trang khi đi vào phòng hoặc tiếp xúc với bạn.
  • Che miệng và mũi khi ho và hắt hơi: Bạn nên che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi. Sau khi sử dụng, bỏ giấy vào thùng rác và đi rửa tay ngay lập tức với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng các dung dịch rửa tay có chứa cồn (các dung dịch chứa nồng độ cồn ít nhất trên 60%). 
  • Rửa tay: Bạn nên rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy dùng các dung dịch rửa tay có chứa cồn (các dung dịch chứa nồng độ cồn ít nhất trên 60%). Rửa tay theo khuyến cáo của ngành y tế để làm sạch toàn bộ bàn tay. Rửa tay với xà phòng và nước khi tay có dấu hiệu bẩn. Nếu tay không nhìn thấy vết bẩn, dùng dung dịch rửa tay có cồn để chà tay sạch. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi chưa rửa tay.
  • Tránh dùng chung các vật dụng trong nhà: Bạn nên tránh dùng chung bát đĩa, cốc thủy tinh, các dụng cụ ăn uống, khăn hay giường với những người trong gia đình. Nếu sử dụng, sau khi sử dụng cần rửa chúng với xà phòng và nước.
  • Theo dõi các triệu chứng của bạn: Hãy theo dõi các triệu chứng của bản thân nếu bệnh có dấu hiệu tồi tệ hơn (ví dụ: sốt, ho, khó thở). Trước khi đến bác sỹ, hãy gọi điện để nói với họ các triệu chứng mà bạn có. Đeo khẩu trang trước khi đi gặp. Bác sỹ sẽ chuẩn bị các bước cần thiết để giữ cho những người xung quanh bạn tránh khỏi lây nhiễm từ bạn. Hãy đề nghị bác sỹ của bạn liên lạc cả với cơ quan y tế địa phương để thông báo về trường hợp của bạn. Hãy tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương và các chuyên gia y tế nếu bạn phải cách ly, giám sát.
  • Ngưng cách ly: Những trường hợp được xác nhận nhiễm 2019-nCoV cần được cách ly tại nhà cho đến khi đánh giá nguy cơ lây truyền cho những người xung quanh xuống mức thấp. Quyết định ngưng cách ly tại nhà nên được xem xét trên từng trường hợp cụ thể, với sự thống nhất tư vấn từ phía nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và cơ quan quản lý y tế địa phương. Hiện tại, các thông tin về 2019-nCoV còn hạn chế, do đó, các biện pháp phòng ngừa tại nhà là quan trọng và cần dựa trên các khuyến nghị chung cho các loại virus corona khác, như MERS-CoV.
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    5 lợi ích của việc tắm nước lạnh

    Chỉ nghĩ đến việc tắm nước lạnh thôi cũng khiến nhiều người rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là một phương pháp tuyệt vời để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Dưới đây là những lý do tại sao bạn nên cân nhắc tắm nước lạnh.

  • 16/04/2024

    Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở trẻ em

    Trẻ em rất dễ bị mắc nhiễm trùng trong những năm đầu đời. Cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác là những bệnh phổ biến. Trong đó cũng không thể không nhắc tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

Xem thêm