Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Biến chứng do viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi (NCT). Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng khi thay đổi thời tiết bệnh dễ xuất hiện hoặc tái phát. Bệnh có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm. Tuy vậy, viêm phế quản mạn tính nếu phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời có thể chữa khỏi bệnh.

Khi nào thì được gọi là viêm phế quản mạn tính?

Được gọi là viêm phế quản mạn tính khi một người bị ho và khạc đờm liên tục hoặc tái phát theo từng đợt ít nhất là 3 tháng trong một năm và có ít nhất là 2 năm liền nhau, sau khi đã loại trừ các bệnh như: lao phổi, giãn phế quản, hen phế quản (hen suyễn), ung thư phế quản hoặc suy tim.

Nguyên nhân và các yếu tố thuận

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường. Giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính là suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản (lớp nhầy lông) từ đó dẫn đến nhiễm trùng, xuất tiết nhiều, gây tắc nghẽn và hậu quả là làm mất bù tim phổi.

Trong các nguyên nhân làm suy yếu lớp nhầy lông bảo vệ phế quản là những chất độc hại có trong môi trường bị ô nhiễm hoặc môi trường làm việc hoặc cả hai như khí clo, nitơ, xyanua… Các loại khí độc này làm tổn thương đường hô hấp, càng tiếp xúc kéo dài càng làm tổn thương các lớp nhầy, lông phế quản, đặc biệt, nếu có các yếu tố nguy cơ khác như: hút thuốc lá, thuốc lào hay nhiễm trùng đường hô  hấp do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, virút) tái đi tái lại nhiều lần (viêm họng, mũi, viêm amiđan, viêm xoang…) rất dễ gây viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp do nhiễm trùng, nếu không được điều trị dứt điểm rất có thể trở thành viêm phế quản mạn tính.

Theo các chuyên gia, có tới 90% số bệnh nhân viêm phế quản mạn tính có hút thuốc lá, thuốc lào, bệnh thường xảy ra sau 50 tuổi do sự tích tụ của thuốc lá, thuốc lào và nếu hút thuốc nhiều từ khi còn trẻ, tỉ lệ viêm phế quản mạn tính tăng lên gấp đôi so với nhóm không hút thuốc. Ngoài ra, một số yếu tố như: di truyền, tuổi tác cao, sức đề kháng kém hoặc thời tiết lạnh (mùa đông, đầu xuân…), yếu tố cơ địa (cơ địa dị ứng) hoặc môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt... có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản mạn tính.

Triệu chứng chính

Tùy theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau, nếu chỉ viêm phế quản mạn tính đơn thuần, triệu chứng chính là ho và khạc đờm, nhiều nhất là vào buổi sáng. Đờm nhầy, trong, dính, vàng đục (khi có bội nhiễm) và ho thường tăng vào thời tiết chuyển lạnh (mùa đông, đầu xuân). Khối lượng đờm do ho, khạc ra trong một ngày có khi lên tới 100ml hoặc hơn thế nữa. Ho xảy ra từng đợt, mỗi đợt kéo dài từ một đến vài tuần, mỗi năm có khi xảy ra ho đến 5 - 6 lần. Bệnh càng kéo dài, ho càng nhiều, đờm ngày càng đặc hơn và đổi màu (thường là màu vàng). Ở giai đoạn này nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị, bệnh có thể khỏi. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn. Do tắc nghẽn lan rộng, thường xuyên niêm mạc phế quản phù nề, tăng tiết nhiều nên triệu chứng chính, điển hình là khó thở, khò khè. Bệnh thường xảy ra vào những tháng sau, năm sau, ho, số lượng đờm tăng dần lên và bệnh  càng nặng hơn, vì vậy, mỗi đợt ho sẽ kéo dài hơn vài tuần, số lần ho cũng tăng lên một cách đáng kể. Ho khạc đờm có màu trong hoặc có mủ nhầy. Khi bệnh bước sang giai đoạn này, được gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disease: COPD). Tiếp đến là giai đoạn viêm phế quản mạn tính nhầy mủ. Giai đoạn này người bệnh thường  khạc đờm nhày mủ từng đợt do bội nhiễm. Đặc biệt, các đợt bùng phát của viêm phế quản mạn tính thường xảy ra ở NCT, sức yếu, nên dễ bội nhiễm vi sinh vật. Vì vậy, có sốt, ho, khạc đờm có mủ, khó thở, người bệnh luôn thiếu dưỡng khí gây nên mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến nhiều chức năng khác của cơ thể, nhất là hệ tuần hoàn và hệ thần kinh trung ương (tim đập nhanh, mệt mỏi, buồn ngủ…). có thể tử vong do suy hô hấp cấp.

Cần được khám bệnh và điều trị tích cực không để bệnh chuyển sang giai đoạn tắc nghẽn hoặc nhầy mủ

Biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính là bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp-xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, tâm phế mạn, khí phế thũng gây suy hô hấp cấp, suy tim.

Nguyên tắc điều trị

Khi nghi bị viêm phế quản cấp cần được điều trị dứt điểm tránh hiện tượng tự mua thuốc để điều trị khi không có kiến thức về y học. Trong trường hợp bệnh đã chuyển thành mạn tính cần được khám bệnh và điều trị tích cực không để bệnh chuyển sang giai đoạn tắc nghẽn hoặc nhầy mủ. Trong điều trị, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm (acetylcystein, bromhexi…), thuốc giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh…

Lời khuyên của thầy thuốc 
Để phòng bệnh, NCT cần giữ gìn, vệ sinh họng miệng để không bị viêm nhiễm, đặc biệt không hút thuốc. Mùa lạnh cần tránh cảm lạnh, vì vậy, cần mặc ấm, ngủ ở buồng không có gió lùa, đủ chăn, đệm và cần tắm nước ấm. Nếu nhà ở chật chội, khi đun bếp than, bếp củi, rơm, rạ (nông thôn), cần mở cửa cho thoáng, tốt hơn là dùng bếp ít khói để đun rơm, rạ, củi. NCT nên tập hít thở đều đặn hàng ngày.

PGS.TS Bùi KHắc Hậu - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

  • 27/03/2024

    Triệu chứng nhiễm trùng thận

    Nhiễm trùng thận, tiết niệu thường gặp khi vi khuẩn di chuyển từ bộ phận sinh dục, bàng quang, niệu quản rồi tới thận. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng thận.

Xem thêm