Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu quả suy giảm testosterone ở nam giới

Testosterone là hormone rất quan trọng đối với nam giới, hormone này quy định các đặc tính của người đàn ông. Bài viết này sẽ cũng cấp thông tin về những ảnh hưởng của việc suy giảm testosterone.

Testosterone là hormone rất quan trọng đối với nam giới, hormone này không chỉ quy định các đặc tính của người đàn ông, mà còn tham gia vào các chức năng của cơ thể khác. Hormone testosterone được sản xuất chủ yếu ở tinh hoàn (95%), và một phần nhỏ ở tuyến thượng thận (5%). Quá trình sản xuất này được kiểm soát bởi hệ trục Não - Tuyến yên – Tinh hoàn.

Khi vùng dưới đồi của não bộ tiết ra hormone hướng sinh dục GnRH, kích thích tuyến yên phóng thích Luteinizing Hormone (LH) vào máu. Hormone này kích thích các tế bào Leydig ở tinh hoàn thực hiện một chuỗi những phản ứng phức tạp để tổng hợp testosterone. Sau đó, chúng được khuếch tán vào máu, đến các cơ quan quan trọng của cơ thể như não bộ, gan, thận, tuyến sinh dục, tuyến tiền liệt, hệ cơ xương… để thực hiện vai trò của mình và chi phối gần như mọi mặt của sức khỏe, đời sống của nam giới.

Testosterone bắt đầu được sản xuất ở tuần thứ 7 của thai kỳ và tăng cao ở tuổi dậy thì và đạt mức cao nhất ở độ tuổi 20 - 30. Sau tuổi 30, testosterone có xu hướng suy giảm. Theo ước tính lượng testosterone giảm trung bình từ 1 - 2% mỗi năm. Sau tuổi 35 lượng testosterone chỉ đạt 70 - 75%, và ở độ tuổi 45 chỉ còn 60 - 65%. Sự suy giảm của testosterone khiến nam giới đối mặt với các vấn đề sau:

  1. Suy giảm năng lượng

Mệt mỏi là một tác động phổ biến của nồng độ testosterone thấp. Nam giới cao tuổi có thể cảm thấy như mức năng lượng không còn được như mình đã từng sử dụng hoặc có thể cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Nhiều vấn đề khác có thể làm hao mòn năng lượng, bao gồm cả quá trình lão hóa và trầm cảm. Bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc, ít nhất 7 - 8 giờ mỗi đêm để nâng cao mức năng lượng của bản thân.

  1. Những thay đổi trong đời sống tình dục

Giảm ham muốn tình dục cũng là một ảnh hưởng do nồng độ testosterone thấp, thêm nữa tình trạng rối loạn cương dương cũng chịu ảnh hưởng bởi nồng độ testosteron. Tuy nhiên, chỉ riêng nồng độ testosterone thấp hiếm khi là lý do duy nhất khiến khả năng cương dương yếu hơn và ngắn hơn. Các vấn đề về bệnh lý khác thường có liên quan đến tình trạng rối loạn cương dương, chẳng hạn như bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường.

Đọc thêm bài viết: Thực hư nam giới uống rượu ngâm bổ cho “chuyện ấy”?

  1. Giảm khả năng suy nghĩ

Nồng độ testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến sự tập trung tinh thần và trí nhớ. Bạn có thể quên những gì bạn dự định làm và khó tập trung. Điều này xảy ra thường xuyên hơn khi nồng độ testosterone cực kỳ thấp do tuổi tác

  1. Thay đổi tâm trạng

Nồng độ testosterone có thể khiến bạn suy sụp hoặc gây ra trầm cảm. Đàn ông trưởng thành có thể nhận thấy sự thay đổi tính cách và họ có thể cảm nhận thấy mình không còn cảm thấy hạnh phúc với những việc mà họ từng yêu thích. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên thực hiện các bước để giảm căng thẳng, bạn có thể thử thiền, tập yoga, tập thể dục hoặc mat-xa.

  1. Thay đổi thành phần cơ thể

Vì testosterone giúp xây dựng cơ bắp, nên khi nồng độ hormone này xuống thấp, cả khối lượng và sức mạnh cơ bắp cũng bị suy giảm. Điều này có thể phản ánh qua tình trạng khi bạn tập thể dục và bạn không đạt được kết quả như thông thường. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng nồng độ testosterone. Do đó bạn cần chắc chắn rằng các nhóm cơ lớn hoạt động khi bạn tập thể dục và thực hiện một số bài tập với tạ.

  1. Cơ thể tích tụ nhiều chất béo hơn

Khi nồng độ testosterone thấp, bạn không chỉ mất cơ bắp mà còn bị tăng tích tụ mỡ. Nếu bạn không xây dựng cơ bắp bằng lượng calo nạp vào và hoạt động thể chất thì cơ thể sẽ biến lượng calo đó thành chất béo. Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn giảm cân và giảm mỡ thừa và còn giúp hạn chế quá trình mất cơ.

  1. Rụng tóc

Sự suy giảm testosterone có thể khiến bạn bị rụng tóc, râu, lông ở cánh tay hoặc cẳng chân. Tuy nhiên, một điều bạn nên biết đó là có mối quan hệ giữa liệu pháp testosterone và chứng hói đầu ở nam giới. Mặc dù vậy, điều trị bằng testosterone có thể gây ra các tác dụng phụ, do đó bạn cần sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi lựa chọn phương pháp điều trị này.

  1. Giảm mật độ xương

Nồng độ testosterone thấp còn liên quan đến chứng loãng xương, một bệnh lý làm yếu xương. Tuy nhiên cũng có các nguyên nhân gây loãng xương khác, do đó bạn cần đi khám để được chấn đoán chính xác. Để duy trì cho xương luôn khỏe mạnh, bạn nên bỏ hút thuốc, hạn chế rượu bia và hãy tập thể dục thường xuyên, bao gồm cả các bài tập kháng lực.

Đọc thêm bài viết: 12 siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới

  1. Khó ngủ

Khi nồng độ testosterone thấp, bạn có thể gặp rắc rối vì chứng mất ngủ và bồn chồn vào ban đêm. Do đó để có một giấc ngủ ngon, bạn nên tạo thói quen ngủ thư giãn. Bạn nên đi ngủ và thức dậy cùng một lúc, ngay cả khi vào cuối tuần. Bạn nên xây dựng một môi trường ngủ không có ánh sáng, yên tĩnh và thoải mái.

  1. Ảnh hưởng đến công việc

Nhiều ảnh hưởng có liên quan đến nồng độ testosterone thấp, ví dụ như vấn đề về tập trung, các vấn đề về tâm trạng và mức năng lượng thấp. Và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu suất làm việc. Nếu công việc và cuộc sống gia đình của bạn thay đổi đáng kể theo chiều hướng xấu đi thì việc kiểm tra y tế toàn diện có thể giúp tìm ra nguyên nhân. Thêm nữa việc thay đổi lối sống lành mạnh là rất quan trọng để cải thiện nồng độ testosterone.

Dinh dưỡng và luyện tập là hai yếu tố không thể thiếu trong quá trình tăng cân/ giảm cân của bạn. Để việc tăng, giảm cân có hiệu quả tối ưu và bền vững, bạn nên khám, tư vấn dinh dưỡng với các chuyên gia đầu ngành tại Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam là cơ sở tư vấn dinh dưỡng điều trị bệnh mạn tính hàng đầu nước ta. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc Hotline: 0935 18 3939 hoặc 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo WebMD
Bình luận
Tin mới
Xem thêm