Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hà Nội đã sẵn sàng cho cấp độ 4 phòng dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu Hà Nội chuẩn bị các phương án tiếp nhận bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế của Thủ đô. Hà Nội đã chuẩn bị các phương án điều trị như thế nào? Báo Sức khỏe&Ðời sống đã phỏng vấn TS. Trần Nhị Hà - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội về vấn đề này.

PV: Thưa bà, các cơ sở y tế toàn thành phố đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 đến nay như thế nào?

TS. Trần Nhị Hà: Hà Nội đã sẵn sàng trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn nhân lực để điều trị cho 1.000 người mắc COVID-19 cùng một lúc. Trong đó, 30% bệnh nhân nặng phải thở máy. Không chỉ vậy, chúng tôi còn chuẩn bị các kịch bản xấu hơn như 2.000 - 3.000 người mắc COVID-19. Ở tình hình đó, Hà Nội hoàn toàn đáp ứng khả năng cứu chữa bệnh nhân.

Khu vực điều trị bệnh nhân nghi ngờ mắc COVID-19 của BVĐK Hà Đông, Hà Nội

Đối với các bệnh viện có trách nhiệm thu dung và điều trị bệnh nhân như Bệnh viện Bắc Thăng Long, hiện nay, hơn 300 bệnh nhân của BV này đã được cho ra viện hoặc chuyển sang các bệnh viện khác trước khi BV được chuyển đổi sang trạng thái chỉ phục vụ cho việc tiếp nhận, điều trị cho bệnh nhân COVID-19. BV đã phân các khu thu dung điều trị, cách ly và khu hành chính dã chiến, trang thiết bị được đầu tư bổ sung với hơn 30 máy thở, lọc máu và chụp Xquang tại giường. Hiện BV đang điều trị cho 5 trường hợp nghi ngờ và gần 20 người F2.

Đối với BVĐK Đức Giang, để chuẩn bị cho việc phân loại, sàng lọc và điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19, đã dành khu nhà với 150 giường bệnh, 30 bác sĩ và hơn 60 điều dưỡng để khám, điều trị. BV này được yêu cầu chịu trách nhiệm điều trị cho bệnh nhi và sản phụ mắc COVID-19.

Hà Nội đã chuẩn bị cho kịch bản ứng phó với cấp độ 4 của dịch, theo phương châm 4 tại chỗ. Đảm bảo nhân lực tham gia điều trị được tập huấn phác đồ điều trị, chuyên môn, kỹ thuật kiểm soát nhiễm khuẩn với mục tiêu cứu chữa khỏi cho người bệnh và giảm tối đa tỷ lệ bệnh nhân tử vong, đặc biệt là phòng chống lây nhiễm trong khối bệnh viện, các cán bộ y tế, giữa các nhân viên phục vụ và người bệnh.

Khu vực khám sàng lọc bệnh nhân tại BVÐK Hà Ðông.

Sở Y tế Hà Nội đã triển khai việc phòng, chống dịch tại các bệnh viện, sàng lọc, phân luồng, phân tuyến, cách ly điều trị ca bệnh tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện như thế nào?

Chúng tôi đã chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc tăng cường công tác sàng lọc, phân luồng, phân tuyến, cách ly điều trị ca bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Trước hết là tổ chức thực hiện việc đón tiếp, sàng lọc, phân luồng, cách ly người nghi nhiễm COVID-19, phải sàng lọc người bệnh ngay khi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phân luồng người có dấu hiệu lâm sàng, yếu tố dịch tễ tới phòng chờ khám bệnh, phòng khám bệnh riêng, đảm bảo các điều kiện cách ly theo quy định...

Về phân tuyến điều trị, từ ca bệnh số 1-300 của Hà Nội, chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 để điều trị cách ly. Từ ca bệnh tiếp theo, tiếp nhận điều trị cách ly trên nguyên tắc lấp đầy cơ số giường bệnh của từng bệnh viện sẽ chuyển sang BV khác theo thứ tự: Bệnh viện Bắc Thăng Long (230 giường); Bệnh viện dã chiến Mê Linh (200 giường); BVĐK Đức Giang (150 giường); Bệnh viện Thanh Nhàn (200 giường); BVĐK Hà Đông (140 giường); BVĐK Đống Đa (80 giường).

Với các BV trong và ngoài công lập, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu bố trí phòng khám, khu cách ly có lối đi riêng biệt để tiếp nhận người bệnh đến khám; tiếp nhận các trường hợp có dấu hiệu ho, sốt, khó thở... đến khám theo hướng dẫn của Bộ Y tế và lấy mẫu xét nghiệm.

Để bảo vệ cán bộ y tế và gia đình, chúng tôi đã tổ chức tập huấn nhiều lần cho cán bộ, người lao động từ bảo vệ, trông giữ xe, lái xe, hộ lý... về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, chăm sóc người bệnh, hướng dẫn ngăn ngừa và điều trị cho bệnh nhân COVID-19...

Ngành y tế sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện sàng lọc, phân luồng và cách ly người bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn và đình chỉ hoặc đình chỉ tạm thời; rút giấy phép hoạt động/chứng chỉ hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cá nhân không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch bệnh.

Trân trọng cảm ơn bà!

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: COVID-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 03/04/2020

 

Anh Văn - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 18/07/2025

    5 loại thực phẩm giúp ngăn ngừa loãng xương

    Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.

  • 18/07/2025

    Ô nhiễm không khí và nguy cơ với sức khỏe, những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho trẻ em.

    Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.

  • 17/07/2025

    3 tác dụng phụ của quả vải và lưu ý khi ăn vải

    Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

  • 17/07/2025

    Nhiệt độ thời tiết ảnh hưởng thế nào tới tâm trạng của bạn?

    Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây

  • 16/07/2025

    Ăn rau quả nhiều màu sắc có lợi gì cho sức khỏe?

    Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

  • 16/07/2025

    Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ: Những dấu hiệu cảnh báo không nên bỏ qua

    Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.

  • 15/07/2025

    Các hoạt động thể thao dưới nước phù hợp cho người cao tuổi trong mùa hè

    Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.

  • 14/07/2025

    Bài tập tốt nhất cho chứng đau thắt lưng

    Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.

Xem thêm