Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

GLAUCOMA – Thiên đầu thống- căn bệnh giấu mặt

Tổ chức Y tế Thế giới đã phát động Tuần lễ Glaucoma thế giới năm 2014 với chủ đề “ Hãy ngăn chặn căn bệnh giấu mặt glaucoma” - căn bệnh gây mù có thể phòng tránh được.

Glaucoma hay còn gọi là bệnh cườm nước hoặc thiên đầu thống, là một nhóm bệnh lý của mắt gây tổn hại thị thần kinh và hậu quả là mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đây là nguyên nhân phổ biến thứ 2 gây mù trên thế giới  đứng sau đục thể thủy tinh.

Theo hiệp hội Glaucoma thế giới ước tính hiện này toàn cầu có khoảng 4,5 triệu người bị mù lòa do bệnh lý này, con số này sẽ tăng lên đế khoảng 11,2 triệu người cho đến năm 2020. Và điều đặc biệt nguy hiểm là do sự tiến triển âm thầm của bệnh, có khoảng 50% người  bệnh glaucoma ở những nước đã phát triển không biết mình bị bệnh, con số này có thể tăng đến 90% ở những nước chưa phát triển.

Nguyên nhân của bệnh glaucoma thường được biết là do áp lực ở trong mắt tăng cao, gây chèn ép, thiếu máu nuôi dưỡng thị thần kinh làm cho thị thần kinh bị tổn thương không phục hồi và đưa đến tình trạng mù lòa. Ngày nay người ta còn thấy có nhiều cơ chế khác gây tổn thương đầu thị thần kinh trong bệnh glaucoma như những bệnh lý gây xơ hóa mạch máu, những chất oxy hóa, hóa chất trung gian gây chết tế bào…

Có nhiều cách phân loại bệnh Glaucoma, một cách phân loại thường dùng đó là: Glaucoma nguyên phát và Glaucoma thứ phát.

  • Glaucoma nguyên phát thường phân biệt 2 dạng và biểu hiện bệnh tùy thuộc vào từng dạng:
    • Glaucoma góc mở: biểu hiện âm thầm, không đau nhức, thường phát hiện tình cờ khi khám sức khỏe, khám định kỳ….hoặc phát hiện ở giai đoạn muộn khị thị lực đã bị tổn thương trầm trọng.

Hình ảnh tổn thương thị thần kinh trong Glaucoma góc mở

  • Glaucoma góc đóng: đôi khi có những biểu hiện rầm rộ như nhức mắt, nhức đầu, nhìn mờ, nôn ói…nhưng có nhiều trường hợp không có triệu chứng cho đến giai đoạn nặng.

Glaucoma góc đóng cấp

  • Glaucoma thứ phát: là biến chứng của những bệnh mắt khác: chấn thương, viêm màng bồ đào, tiểu đường, sau phẫu thuật nội nhãn như: Phaco, bong võng mạc…

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh Glaucoma như: thuốc. laser, phẫu thuật, nhưng chưa có phương pháp nào điều trị triệt để căn bệnh này. Khi đã mất thị lực là không thể phục hồi, tuy nhiên các phương pháp điều trị có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến trình mù lòa do bệnh gây ra. Do vậy phát hiện sớm là vô cùng quan trọng để giới hạn việc giảm thị lức và ngăn chặn tiến trình dẫn đến mù lòa.

Hình A: Hình ảnh thị trường bình thường;Hình B: Tổn thương thị trường trong bệnh glaucoma
Khám mắt định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, thường xuyên đo thị lực, nhãn áp, khám đầu thị thần kinh…là những việc cần thiết để phát hiện sớm bệnh glaucoma, nhất là những người trên 40 tuổi, những người có tiền sử gia đình bị bệnh glaucoma, hay những người bị tiểu đường cao huyết áp, cận thị, viễn thị nặng, những người đã trải qua phẫu thuật tại mắt…
Các bác sĩ nhãn khoa có thể phát hiện được bệnh glaucoma ở giai đoạn sớm và giúp bạn chọn lựa những phương pháp điều trị tốt nhất để duy trì thị lực của bạn.
ThS.BS.Tô Kỳ Anh - Khoa Glaucoma Bệnh viện Mắt TP.HCM - Theo benhvienmat.com
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

Xem thêm