Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phản ứng không mong muốn khi ăn lòng trắng trứng

Trứng gồm 2 phần: lòng đỏ trứng và một dịch lỏng máu trắng đục gọi là lòng trắng trứng. Chúng ta có thể ăn trứng sống, đánh trứng, bỏ vỏ chần nước sôi, luộc, rán hay là một trong những nguyên liệu của một món ăn nhiều thành phần. Tuy nhiên, trứng - và đặc biệt là trong lòng trắng trứng có thế gây ra một số ảnh hưởng không tốt đối với người sử dụng.

Dị ứng

Đa số người bị dị ứng với trứng thực chất là dị ứng với protein được tìm thấy trong lòng trắng trứng. Dị ứng với trứng thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi, và mạnh nhất là trẻ 5 tuổi.
Các phản ứng của dị ứng thường biểu hiện sau một vài phút hay một vài giờ sau khi ăn trứng. Các triệu chứng này bao gồm: nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, nốt đỏ thông thường, da sưng phồng, đạu quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, chảy nước mũi, ngừa mắt và chảy nước mắt kèm hắt hơi, ho và thở khò khè. Những phản ứng này nếu nặng có thể dẫn đến sự xuất hiện của cơn hen. Thời gian mà chúng tồn tại thường chưa đến 1 ngày.
Những biểu hiện nặng của dị ứng gây ra sưng phồng miệng, họng và cả đường thở, khó thở và sự hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm, khiến người bệnh hoa mắt chóng mặt và có thể mất nhận thức.

Cạn kiệt biotin

Ăn lòng trắng trứng sống có thể gây thiếu hụt biotin, hay còn được biết đến với tên vitamin B7, vitamin H hay coenzym R. Trong trứng sống, biotin sẽ gắn với avidin. Khi trứng đã được làm chín, biotin tách ra khỏi avidin và cho phép cơ thể hấp thu biotin dễ dàng. Nếu thiếu biotin, cơ thể sẽ có biểu hiện rối loạn da như bệnh viêm da đầu ở trẻ sơ sinh hay viêm da tiết bã ở người lớn. Nếu thiếu biotin trầm trọng, người bệnh sẽ bị rụng tóc, co giật, thiếu sự phối kết hợp các cơ, yếu cơ, chuột rút cơ và đau cơ.

Nhiễm khuẩn

Ăn trứng sống, bao gồm cả lòng trắng trứng sống, làm tăng sự lo ngại về vấn đề nhiễm khuẩn. Samonella là một loại  vi khuẩn thường gây ngộ độc thực phẩm thường được tìm thấy trong ruột của gà. Vì vậy chúng sẽ có thể có mặt phía bên ngoài quả trứng gà có vỏ không bị vỡ. Tuy nhiên, Samonella có thể được tìm thấy ở trong lòng quả trứng sống. Samonella sẽ bị tiêu diệt nếu trứng được làm chín ở nhiệt độ đủ cao hoặc thời gian nấu đủ lâu khiến vi khuẩn bị chết. Điều đó có nghĩa là, trứng luộc lòng đào và trứng ốp la có thể vẫn chứa Samonella sống có khả năng gây bệnh. 
Khi nhiễm Samonella, bệnh nhân thường có triệu chứng là sốt, nôn mửa, mất nước, đau bụng, chuột rút cơ, đau đầu kéo dài trong khoảng từ 4 ngày đến 1 tuần. Hầu hết người nhiễm có thể được điều trị khỏi với kháng sinh, tuy nhiên nếu điều trị không đúng cách, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và đi đến các cơ quan quan trọng gây nhiễm khuẩn ở đây và dẫn tới tử vong.

CTV Phạm Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theolivestrong)
Bình luận
Tin mới
  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

  • 07/04/2025

    Ngày Sức Khỏe Thế Giới: - Khởi đầu khỏe mạnh tương lai tươi sáng

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới ước tính mỗi năm có khoảng 300.000 phụ nữ tử vong khi mang thai hoặc sinh con và hơn 2 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên sau khi sinh; ước tính cứ 7 giây lại có 1 ca tử vong có thể phòng ngừa được.

  • 06/04/2025

    Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng không dung nạp lactose

    Không dung nạp lactose ảnh hưởng nhiều đến khả năng tiêu hoá và hấp thụ dinh dưỡng. Do đó việc điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng khó chịu.

  • 06/04/2025

    Phân biệt bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt

    Bệnh đái tháo đường và đái tháo nhạt có chung chữ “đái tháo ” trong tên gọi và một số triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, hai căn bệnh này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Chúng gây ra các tác hại khác nhau đối với sức khỏe con người và phương pháp điều trị cũng khác nhau. Cùng tìm hiểu sự khác biệt của 2 bệnh lý này qua bài viết sau!

  • 05/04/2025

    10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

    Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

  • 05/04/2025

    Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm có phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường không?

    Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, bạn có thể tự hỏi liệu có vấn đề gì không. Hầu hết người trưởng thành không cần đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong 6-8 giờ ngủ. Nếu bạn đi tiểu nhiều lần trong đêm, có thể bạn đã mắc chứng tiểu đêm hoặc cũng có thể là dấu hiệu báo hiệu một vấn đề như bệnh tiểu đường.

Xem thêm