Nguyên nhân trẻ bị còi xương
Còi xương là bệnh do rối loạn chuyển hoá vitamin D hoặc thiếu vitaminD. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị còi xương như thiếu nắng mặt trời - đây là nguyên nhân hay gặp nhất do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với nắng. Nhà ở chật chội, thiếu ánh sáng, trẻ sinh vào mùa đông mặc quá nhiều quần áo, không được đưa ra ngoài trời tắm nắng, hoặc ở vùng cao có nhiều mây mù... là những nguyên nhân khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng. Nguyên nhân thứ hai là chế độ ăn uống không hợp lý, không được bú sữa mẹ thường xuyên, bị tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin D.
Phơi nắng cho trẻ để dự phòng thiếu vitamin D tránh còi xương.
|
Một nguyên nhân khác khiến trẻ còi xương là do chế độ ăn thiếu canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác, hoặc mắc một số bệnh đường tiêu hoá làm giảm hấp thu vitamin D3. Một số ít trẻ bị bệnh vì di truyền - do trong quá trình mang thai, người mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe và tình trạng ô nhiễm môi trường cũng có thể ảnh hưởng.
Bệnh còi xương khác với bệnh suy dinh dưỡng, bệnh suy dinh dưỡng là do thiếu năng lượng, làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, "thấp bé nhẹ cân", còn bệnh còi xương thường xuất hiện ở những trẻ được ăn đầy đủ về năng lượng, thậm chí còn gặp ở những trẻ cân nặng còn cao hơn so với cùng lứa tuổi. Chính vì vậy mà nhiều bà mẹ đã không chú ý, bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, đến khi có biến chứng mới đưa con đi khám.
Phát hiện trẻ bị còi xương
Khi trẻ bị còi xương thường được chia ra 2 giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất: Ở giai đoạn này bệnh thường có biểu hiện ở mức độ nhẹ, thường khởi phát trong khoảng thời gian 6 tháng đầu đời của trẻ Trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon, đổ mồ hôi nhiều hoặc bị chứng rôm sảy... thì nên chú ý chăm sóc trẻ cẩn thận hơn.
Nếu thấy trẻ mọc ít tóc, phần tóc khá mỏng đặc biệt là phần tóc phía trước và sau gáy thì khả năng bị còi xương là rất cao. Trong trường hợp này, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn một cách đầy đủ.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn còi xương ở thể nặng, bệnh cũng xuất hiện trong thời điểm 6 tháng đầu đời. Nhưng các hoạt động của trẻ kém hơn bình thường, chân tay uể oải, chân có dáng vòng kiềng, những mảng hói lớn trên da đầu của trẻ... Bệnh còi xương ở giai đoạn nặng, bạn sẽ thấy xương của trẻ mềm đến mức khi chạm vào có cảm giác như trẻ không có xương. Hình dáng đầu của trẻ cũng bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô to hơn. Phần xương ở cổ tay và ngón tay có xu hướng nhô hẳn lên. Còi xương có thể làm thay đổi khung xương chậu và trở thành dấu hiệu nghiêm trọng trong quá trình phát triển của các trẻ gái.
Có phòng bệnh còi xương được không?
Trong vòng 3 năm đầu đời, khoảng 70% trẻ em có thể thoát khỏi tình trạng còi xương nếu cha mẹ chăm sóc đúng cách.
Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, theo các chuyên gia dinh dưỡng tốt nhất là bà mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú phải ăn uống đầy đủ, uống bổ sung thêm viên sắt, canxi... và nhất là không quên tắm nắng.
- Đối với trẻ em, cho bú mẹ sớm ngay sau khi sinh và bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu. Đến tuổi ăn dặm, cần cho trẻ ăn đầy đủ và cân đối 4 nhóm thức ăn là chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
- Các khuyến cáo mới về phòng chống thiếu Vitamin D đề nghị trẻ sau sinh 1 tuần cần được tắm nắng mỗi ngày 15 - 20 phút dưới ánh nắng mặt trời và ánh nắng phải chiếu trực tiếp trên bề mặt da mu tay, chân, bụng, lưng, ngực (tránh chiếu thẳng vào mắt).
- Vào mùa đông, bạn cần cho trẻ uống một liều vitamin D3 để điều trị dự phòng. Có thể 6 tháng cho trẻ uống nhắc lại một lần. Ngoài ra, bà mẹ trong thai kỳ có thể uống vitamin D3 vào lúc mang thai được 7 tháng.
vienyhọcungdung
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh