Những dưỡng chất giúp trẻ cao lớn, đạt chiều cao tối đa
Bộ xương được cấu thành từ các khoáng chất, nhiều nhất là Calci, ngoài ra còn có các khoáng chất khác như kẽm, magie, và các chất hữu cơ mà chủ yếu là collagen. Bởi vậy, muốn trẻ cao lớn và đạt chiều cao tốt nhất, điều quan trọng là phải cung cấp đủ và đúng phương pháp những nguyên liệu cấu thành cho xương, trong đó, Calci là quan trọng nhất.
Calci
Calci là một trong số những khoáng chất đóng vai trò quan trọng nhất đối với cơ thể. Đây là thành phần chính cấu thành nên xương và hàm răng của con người (99% Calci tập trung ở xương và răng). Ngoài ra, Calci còn có nhiều chức năng khác như: làm đông máu; ngăn ngừa băng huyết khi mạch máu bị tổn thương; điều hòa sự co bóp của bắp thịt (đặc biệt là tế bào tim), giúp hấp thụ vitamin B12 trong ruột; hỗ trợ sự phân phát, thu nhận và dẫn truyền tín hiệu thần kinh; sản xuất một số kích thích tố như insulin.
Calci trong máu còn giúp duy trì huyết áp và nhịp tim đập bình thường. Chính vì vậy, việc cung cấp và bổ sung Calci là việc cần ưu tiên hàng đầu và cần tiến hành ngay từ giai đoạn đầu đời của mỗi trẻ nhỏ.
Nếu cơ thể thiếu Calci, sẽ dẫn tới trẻ bị còi xương, chậm lớn, hạn chế chiều cao, co thắt thần kinh, co giật mặt, yếu cơ, chuột rút, đánh trống ngực, tần số tim giảm v.v…
Bởi chủ yếu tập trung ở xương và răng nên lượng Calci được bổ sung qua đường ăn uống phải được hấp thu hoàn toàn qua ruột và cần vận chuyển tối đa vào xương. Nếu Calci đã bổ sung đủ mà không được vận chuyển tối đa vào xương mà ở lại trong ruột, trong máu nhiều hơn mức cho phép thì nó sẽ chống lại bạn, gây nên táo bón, sỏi thận, xơ vữa động mạch, vôi hóa mô mềm.
Vai trò của Vitamin D
Chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D ở thận, làm tăng sinh “một protein gắn Calci” nên giúp tăng hấp thu Calci qua thành ruột. Dẫn xuất của vitamin D ( là cholecalciferol) làm giảm đáng kể tốc độ mất xương, giúp tăng hấp thu Calci. Vitamin D3 giúp phòng ngừa té ngã nhờ củng cố sức khỏe của cơ xương (cơ vân).
Tạo cốt bào (nằm trong chất căn bản của xương) chứa một protein là osteocalcin đóng vai trò chuyển vận Calci vào nơi cần đến của xương (là hydroxyapatit). Vitamin D3 (dưới dạng có hoạt tính, tức calcitriol) vào nằm trong tạo cốt bào, gây cảm ứng làm tăng mức osteocalcin (nhưng là osteocalcin còn chưa có hoạt tính!). Muốn có hoạt tính chuyển vận Calci, còn cần nhờ tới vai trò của MK7 (tức vitamin K2).
Vai trò của MK7 ( tức Vitamin K2)
MK7 giúp “đặt” Calci vào đúng chỗ cần và “kéo” Calci ra khỏi chỗ không cần (thậm chí chỗ nguy hiểm). Chỗ cần là xương và máu, chỗ không cần là vôi hóa thành mạch, vôi hóa các mô mềm.
MK7 cần cho tạo thành osteocalcin cần cho tạo xương. Osteocalcin sinh ra trong “tạo cốt bào” (osteoblast) nhờ được cảm ứng bởi vitamin D3, khi đó osteocalcin còn chưa có hoạt tính gắn calci vào mô “dạng xương”.
MK7 hoạt hóa osteocalcin tại chất căn bản ở ngoại bào, giúp đưa ion calci vào nơi cần là hydroxyapatite, tạo nên xương thực thụ!
MK7 giúp xây dựng xương khỏe mạnh, phòng và chống còi xương, giúp tăng chiều cao cho thiếu niên, làm chậm mất xương, cải thiện chất lượng xương trong nhiều nguyên nhân bệnh lý như do dùng thuốc (như corticoid), bệnh gan, đột quỵ, chán ăn…
Bên cạnh vai trò đó, MK7 còn có tác dụng tích cực đối với sự linh hoạt của xương bằng cách tăng lượng Collagen trong xương .
Khung xương của cơ thể được ví như một ngôi nhà được xây dựng với bê tông cốt thép. Trong đó, xi măng là Calci (giúp tăng mật độ xương) và cốt thép là Collagen ( giúp tăng chất lượng, tính đàn hồi của xương nhờ mối liên kết của các phân tử Collagen).
Collagen chiếm tới hơn một nửa khối lượng xương, và là nền tảng để Calci và các khoáng chất khác có thể tích lũy. Vì vậy, yếu tố quyết định chất lượng xương, ngoài Calci và các khoáng chất, Collagen cũng có vai trò rất quan trọng.
MK7 có nhiều trong các sản phẩm lên men từ đậu nành, sữa. Hiện nay, MK7 được sản xuất theo phương pháp truyền thống "Natto" với công nghệ tiên tiến tại Nhật Bản. Natto được làm từ đậu nành lên men là nguồn tự nhiên giàu Vitamin K2 nhất. MK7 là vitamin K2 duy nhất có nguồn gốc thiên nhiên.
Magnesi (Mg)
Magie thiết yếu cho tạo protein-collagen ở chất căn bản của xương, còn giúp tạo khoáng xương. Khoảng 60% Magie trong cơ thể là nằm ở xương. Nồng độ Magie giảm sẽ ảnh hưởng tới hấp thu Calci, làm thiếu hụt Calci.
Magie là đồng yếu tố của các enzym chủ công trong xương, bao gồm photphatase kiềm dùng cho tu sửa bộ xương, Magie còn tham gia vào các enzym chuyển vitamin D thành dạng có tác dụng hormon.
Kẽm (Zn)
Là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi tế bào của cơ thể, từ hệ miễn dịch đến việc phát triển và giới tính nam. Giúp sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ trong giai đoạn mẹ mang thai, tuổi thơ và vị thành niên. Thiếu kẽm, trẻ sẽ chậm phát triển, biếng ăn, ngủ gà, giảm năng tuyến sinh dục, kém phát triển về chiều cao, suy giảm miễn dịch, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa lipid, glucid, protid và suy nhược thần kinh
Kẽm cần cho hơn 300 enzym thiết yếu cho hệ miễn dịch, sức lớn cho trẻ em, làm lành vết thương, giữ vững khả năng sinh sản cho người lớn, giúp tổng hợp protein, sự tái sinh tế bào, hỗ trợ thị giác, bảo vệ miễn dịch, bảo vệ chống gốc tự do.
Kẽm giúp tạo xương nhờ làm tăng tác dụng của vitamin D3, còn là đồng yếu tố cho phosphatase kiềm. Chế độ dinh dưỡng chuẩn hiện nay thường không cung cấp đủ lượng kẽm mong muốn, nên rất cần bổ sung thêm từ nguồn khác như thực phẩm chức năng.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.