Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị quan sát trực tiếp bệnh sốt rét DOT (Directly Observed Therapy).

Phương pháp này được thực hiện đối với bệnh nhân sốt rét khi người bệnh được uống thuốc hay tiêm thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Theo mục tiêu kế hoạch, đến năm 2025, các địa phương tại nước ta sẽ loại trừ bệnh sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum - một chủng loại gây bệnh phổ biến, gây sốt rét ác tính và tử vong nhưng lại gặp phải không ít khó khăn trong điều trị do ký sinh trùng kháng thuốc.

Vì vậy, Bộ Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế phải thực hiện điều trị quan sát trực tiếp để bảo đảm hiệu lực tác động của thuốc khi sử dụng.

Điều trị quan sát trực tiếp viết tắt theo tiếng Anh là DOT (Directly Observed Therapy). Phương pháp này được thực hiện đối với bệnh nhân sốt rét khi người bệnh được uống thuốc hay tiêm thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế. Chỉ định thực hiện phương pháp điều trị quan sát trực tiếp áp dụng cho tất cả các trường hợp bệnh nhân điều trị sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp có Plasmodium falciparum với thể bệnh thông thường và không áp dụng cho các trường hợp sốt rét ác tính ở tuyến xã, phường, thị trấn và thôn, bản, tổ dân phố.

Điều trị quan sát trực tiếp là cho người bệnh uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Điều trị quan sát trực tiếp là cho người bệnh uống thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Thuốc điều trị đặc hiệu

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, bệnh nhân sốt rét bị nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum hoặc nhiễm phối hợp có Plasmodium falciparum phải sử dụng thuốc điều trị ưu tiên, nếu điều trị không đáp ứng hiệu lực mới được sử dụng thuốc điều trị thay thế.

Thuốc điều trị ưu tiên: Nếu sốt rét do nhiễm Plasmodium falciparum đơn thuần, sử dụng thuốc Dihydroartemisinin-Piperaquin phosphat uống 3 ngày kết hợp với Primaquin 0,5mg base/kg cân nặng dùng liều duy nhất vào ngày cuối cùng của đợt điều trị. Nếu sốt rét do nhiễm phối hợp có Plasmodium falciparum, sử dụng thuốc Dihydroartemisinin-Piperaquin phosphat uống 3 ngày kết hợp với Primaquin 0,25mg base/kg cân nặng dùng 14 ngày và điều trị từ ngày đầu tiên cùng với Dihydroartemisinin-Piperaquin phosphat. Lưu ý mỗi viên thuốc Dihydroartemisinin-Piperaquin phosphat có hàm lượng Dihydroartemisinin 40mg, Piperaquin phosphat 320mg có tên biệt dược là Arterakine, CV Artecan. Việc điều trị 3 ngày thuốc được thực hiện theo liều lượng quy định của nhóm tuổi hay trọng lượng cơ thể như: dưới 3 tuổi tương ứng dưới 15kg, giờ đầu uống 1/2 viên, sau 8 giờ uống 1/2 viên, 2 ngày sau mỗi ngày uống 1/2 viên; từ 3 đến dưới 8 tuổi tương ứng từ 15 đến dưới 25kg, giờ đầu uống 1 viên, sau 8 giờ uống 1 viên, 2 ngày sau mỗi ngày uống 1 viên; từ 8 đến dưới 15 tuổi tương ứng từ 25 - 40kg, giờ đầu uống 1+1/2 viên, sau 8 giờ uống 1+1/2 viên, 2 ngày sau mỗi ngày uống 1+1/2 viên; từ 15 tuổi trở lên tương ứng trên 40kg, giờ đầu uống 2 viên, sau 8 giờ uống 2 viên, 2 ngày sau mỗi ngày uống 2 viên. Lưu ý:Không được dùng thuốc cho phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Thuốc điều trị thay thế: Được chỉ định sử dụng khi dùng thuốc điều trị ưu tiên không đáp ứng hiệu lực do khả năng ký sinh trùng sốt rét có thể kháng thuốc và phải có chứng minh bằng cơ sở khoa học. Thuốc được dùng là quinine sulfat với liều lượng 30mg/kg cân nặng trong 24 giờ, chia đều uống 3 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày phối hợp với thuốc doxycyclin với liều lượng 15mg/kg cân nặng uống 1 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày. Đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi, dùng quinine sulfat với liều lượng 30mg/kg cân nặng trong 24 giờ, chia đều uống 3 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày phối hợp với thuốc clindamycin với liều lượng 15mg/kg cân nặng chia đều uống 2 lần mỗi ngày, uống trong 7 ngày.

Lưu ý: Cơ sở y tế cần có sẵn các loại thuốc điều trị thay thế để sử dụng khi cần thiết, nhất là quinine sulfat.

Phương pháp điều trị quan sát trực tiếp

Theo yêu cầu của phương pháp, nhân viên y tế phải giám sát người bệnh uống thuốc sốt rét, nói cách khác là bệnh nhân phải uống thuốc trước mặt nhân viên y tế để bảo đảm người bệnh uống đủ thuốc và đúng liều thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, đúng phác đồ điều trị theo quy định hướng dẫn của Bộ Y tế trong thời gian điều trị. Nếu bệnh nhân bị nôn trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, phải cho người bệnh uống lại một liều thuốc như trước khi bị nôn. Khi bệnh nhân vẫn tiếp tục nôn thì có thể thay thế bằng thuốc điều trị thay thế và giám sát điều trị theo quy định.

Cần lưu ý: Phải theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị để có xử trí phù hợp như: nếu bệnh diễn biến nặng hơn hoặc trong 3 ngày điều trị mà bệnh nhân vẫn sốt hay tình trạng bệnh xấu đi và còn ký sinh trùng sốt rét thì dùng thuốc điều trị thay thế vì khả năng ký sinh trùng sốt rét có thể kháng thuốc. Nếu bệnh diễn biến nặng hơn hoặc trong 3 ngày điều trị mà bệnh nhân vẫn sốt hay tình trạng bệnh xấu đi và không còn ký sinh trùng sốt rét thì tìm nguyên nhân khác. Phải xét nghiệm lam máu nhuộm giemsa để kiểm tra ký sinh trùng sốt rét vào ngày đầu tiên trước khi uống thuốc (lam máu D0) và diễn biến ký sinh trùng sốt rét vào các ngày thứ 3 (lam máu D3) và ngày thứ 7 (lam máu D7). Cũng cần theo dõi giờ uống thuốc, ngày uống thuốc một cách cụ thể; thời gian sạch ký sinh trùng ở lam máu D3, lam máu D7 cũng như diễn biến nhiệt độ cơ thể để đánh giá. Chỉ cho bệnh nhân ra viện khi lam máu xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Lời khuyên của thầy thuốc

Để tiến tới loại trừ bệnh sốt rét do nhiễm ký sinh trùng Plasmodium falciparum năm 2025 gây bệnh phổ biến, hiện nay, tại nước ta, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, nhằm có cơ sở loại trừ các chủng loại ký sinh trùng khác còn lại vào năm 2030 và hướng đến một quốc gia không còn bệnh sốt rét theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tất cả các cơ sở y tế của địa phương trên cả nước ngay từ bây giờ phải thực hiện đúng phương pháp điều trị quan sát trực tiếp (DOT) đã được quy định. Có loại trừ được bệnh sốt rét hay không thì ngoài các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh, biện pháp điều trị cũng góp phần rất quan trọng cần phải được cơ sở y tế quan tâm.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốt rét – Nguyên nhân, biểu hiện và điều trị
BS. NGUYỄN VÕ HINH - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm