Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điếc đột ngột: Không dễ xác định nguyên nhân

Theo nhiều nghiên cứu, điếc đột ngột có xu hướng xảy ra nhiều đối với người làm việc ở những nơi ồn ào, công việc căng thẳng. Ước lượng điếc đột ngột gia tăng hàng năm, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở người lớn độ tuổi 40 và 50.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột, tuy nhiên phần lớn khó có thể xác định căn nguyên gây nên tình trạng này. Hiện có rất nhiều giả thuyết về căn bệnh này, nhưng một số giả thuyết về bệnh nguyên của điếc đột ngột được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình trong đó là tình trạng bệnh nhân nhiễm virus. Theo ước tính, có khoảng 30-40% các trường hợp ghi nhận có nhiễm trùng đường hô hấp trên trong vòng 1 tháng trước khi triệu chứng điếc đột ngột xuất hiện.

Các tổn thương làm giảm lưu lượng máu đến tai trong như vi huyết khối, vi thuyên tắc mạch, co thắt mạch máu, giảm huyết áp, xuất huyết nội mê nhĩ cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng điếc đột ngột.  Các giả thuyết về miễn dịch (kháng thể kết hợp các kháng nguyên nội sinh ở tai trong) và giả thuyết mất cân bằng áp lực (như trong trường hợp sũng nước mê nhĩ) cũng được các nhà khoa học đồng thuận cho rằng là nguyên nhân gây tình trạng điếc đột ngột.

Và chỉ khoảng 10 - 15% các trường hợp điếc đột ngột có thể xác định được nguyên nhân. Các nguyên nhân thường gặp nhất bao gồm: Các bệnh truyền nhiễm: viêm màng não, viêm mê nhĩ, viêm ốc tai có thể do các tác nhân nấm, vi trùng, virus (sởi, quai bị, Rubella, virus  gây bệnh mụn rộp, virus gây bệnh thủy đậu,...).

Các bệnh lý mạch máu như: tắc hoặc co thắt mạch máu tai trong, đặc biệt ở nhóm người bệnh có yếu tố nguy cơ cao như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu,...

Các bệnh lý của tai trong và những người có sử dụng các thuốc tân dược chữa các bệnh lý ở tai. Hoặc những bệnh lý liên quan đến các u di căn ở thái dương, màng não, u ống tai trong... dẫn đến tình trạng điếc đột ngột.

Ngoài ra, các chấn thương xảy ra trong sinh hoạt lao động bao gồm: chấn thương đầu, chấn thương tai do áp lực (lặn sâu, đi máy bay, leo vùng núi cao,...), chấn thương tai do âm thanh...  dẫn đến điếc đột ngột.

Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng.

Xác định điếc đột ngột như nào?

Nếu một người bị điếc đột ngột thường có bệnh cảnh điển hình là buổi sáng thức dậy, người bệnh có cảm giác nghe kém một bên tai, thường được phát hiện tình cờ khi người bệnh nghe điện thoại.

Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác có thể xuất hiện kèm theo là: đầy nặng tai, ù tai, chóng mặt. Các triệu chứng có thể xuất hiện và tiến triển nhanh trong vài phút đến vài giờ hoặc tăng dần trong vài ba ngày.

Tuy nhiên, để chẩn đoán xác định, các bác sĩ cần phải tiến hành đo thính lực đồ đơn âm. Khám nghiệm này giúp phân biệt giữa một trường hợp giảm thính lực dẫn truyền với một trường hợp giảm thính lực tiếp nhận. Tiếp theo bệnh nhân có thể được làm thêm các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân gây bệnh: thử máu, hình ảnh học (thường là nội soi tai, chụp cộng hưởng từ) và các nghiệm pháp đánh giá chức năng tiền đình để có những đánh giá cụ thể.

Phải làm gì?

Do các nguyên nhân gây ra tình trạng điếc đột ngột chưa có những minh chứng xác thực, nhiều trường hợp chưa tìm được căn nguyên cụ thể nên việc  điều trị được đề ra với mục đích điều trị bao vây dựa trên các giả thuyết gây bệnh.

Đối với nhóm người bệnh có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phương thức điều trị phù hợp như điều trị kháng sinh hoặc kháng virus trong các trường hợp bệnh nhiễm, phẫu thuật lấp lỗ rò nếu người bệnh có rò ngoại dịch,...

Các nghiên cứu đều ghi nhận việc khởi động điều trị trong 1 - 2 tuần đầu sau khi xuất hiện triệu chứng sẽ đem lại hiệu quả phục hồi cao và cơ hội cải thiện sức nghe rất thấp nếu như bắt đầu điều trị 4 tuần sau thời điểm khởi phát. Việc điều trị sớm trong những ngày đầu có thể cải thiện thính lực trong 60-80% các trường hợp. Các yếu tố tiên lượng khả năng phục hồi kém bao gồm: chóng mặt kèm theo, giảm thính lực nặng, người bệnh lớn tuổi.

Lời khuyên từ các chuyên gia

Để phòng điếc đột ngột, ngoài việc tránh tiếng ồn, nhất là những người làm việc nhà xưởng có máy móc, nơi có âm thanh lớn hoặc đeo dụng cụ hỗ trợ chống tiếng ồn, cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.

Sử dụng thuốc đúng chỉ định, tránh tự ý sử dụng kháng sinh không có đơn bác sĩ. Cần điều trị sớm các bệnh lý tai mũi họng. Tầm soát và điều trị các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máuđái tháo đường. Khi các triệu chứng của điếc đột ngột xuất hiện, cần đến khám bác sĩ ngay nhằm tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.    

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Bạn có biết về chứng điếc đột ngột?

ThS.BS. Trần Ngọc - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm