Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Dấu hiệu và triệu chứng của tăng kali máu

Các triệu chứng tăng kali máu nghiêm trọng có thể bao gồm: đau ngực, nôn mửa, suy nhược, khó thở, ngừng tim, tê liệt và đánh trống ngực.

Kali là chất điện giải đảm nhận nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Chất điện giải này không chỉ giúp duy trì lượng nước bình thường trong cơ thể mà còn giúp tim co bóp,  co cơ, tiêu hóa và kích thích thần kinh. Rối loạn về nồng độ kali có thể gây hại đối với cơ thể. Nồng độ kali máu cao được gọi là tình trạng tăng kali máu - một trong những tình trạng khá phổ biến.

Tăng kali máu được chẩn đoán khi nồng độ kali trong máu lớn hơn 5.5 mEq/L. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn ra chúng ta hầu như không cảm nhận được bất kỳ triệu chứng nào. Khi bị tăng kali máu, những triệu chứng này thường nhẹ và không đặc hiệu. Các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi và suy nhược toàn thân.

Trong phần lớn trường hợp, người bệnh sẽ không gặp thêm bất kỳ triệu chứng liên quan nào cho đến nào khi nồng độ kali máu đạt mức 7.0 mEq/L. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể xảy ra ở mức thấp hơn nếu nồng độ kali máu tăng đột ngột. Nếu bạn bị tăng kali máu, bạn cần chú ý đến các triệu chứng sau:

Triệu chứng về thần kinh

Thông thường trong cơ thể, kali sẽ nằm trong tế bào và natri sẽ ở bên ngoài màng tế bào. Sự chênh lệch của hai chất điện giải này giúp điều khiển bơm natri-kali ATPase để tạo ra điện thế hoạt động. Nếu không có điện thế hoạt động, các dây thần kinh sẽ không thể tạo ra các xung động.

Nồng độ kali bên ngoài tế bào quá cao sẽ làm thay đổi gradient chất điện phân, từ đó các ATPase sẽ kích hoạt chậm hơn hoặc dừng hoạt động. Do đó, các triệu chứng về thần kinh phổ biến của tăng kali máu có thể bao gồm: Giảm phản xạ, ngứa ran, tê bì.

Đọc thêm bài viết: Thực phẩm giàu sắt hơn thịt bò

Triệu chứng liên quan đến hệ cơ xương

Hệ thần kinh có thể kích thích các sợi cơ, cơ tim, cơ xương hoặc cơ trơn co rút lại. Nếu kali ảnh hưởng đến điện thế hoạt động thì đương nhiên chất này cũng ảnh hưởng đến chức năng cơ bắp.

Cơ xương hay còn được gọi là cơ vân, các sợi cơ này thường là những sợi cơ bám xương của cơ thể. Hệ cơ này giúp cho bạn cử động tay chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Khi cơ không nhận được các xung thần kinh, quá trình co bóp có thể gặp khó khăn hoặc trở nên yếu đi. Do đó, các triệu chứng của hệ cơ xương khi nồng độ kali trong máu cao có thể bao gồm: Yếu cơ hoặc liệt

Triệu chứng của hệ tiêu hóa

Đường tiêu hóa được tạo thành từ các cơ trơn và các sợi cơ này rất quan trọng trong quá trình đẩy thức ăn từ thực quản đến đại tràng. Quá trình này được gọi là nhu động ruột, khi nồng độ kali trong máu cao, các cơn co thắt cơ trơn sẽ bị suy yếu dẫn đến giảm khả năng co bóp và đẩy thức ăn về phía trước. Quá trình này có thể gây ra buồn nôn, nôn và đầy hơi.

Triệu chứng hệ tim mạch

Tim tạo ra các tín hiệu giữa các tế bào cơ tim và tín hiệu điện này rất quan trọng để gửi các xung động tự động đến các tế bào cơ, giữ cho tim luôn hoạt động. Khi nồng độ kali trong máu quá cao, các cơn co bóp của tim sẽ không đủ mạnh để đẩy đủ máu ra khỏi tim đến não và các cơ quan khác. Ngoài ra, khi các xung điện bị trì hoãn, nhịp tim cũng có thể bị chậm lại.

Đọc thêm bài viết: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách

Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Điều cần ghi nhớ là hầu hết trường hợp tăng kali máu sẽ có các triệu chứng không tiến triển cho đến khi nồng độ kali trong máu đạt trên mức 7.0 mEq/L. Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng nói trên, đặc biệt trên các hệ thống khác nhau trên cơ thể, thì rất có thể bạn đang bị tăng kali máu rất cao. Trong số các triệu chứng kể trên, các triệu chứng tăng kali máu nghiêm trọng có thể bao gồm đau ngực, nôn mửa, suy nhược, khó thở, ngừng tim, tê liệt và đánh trống ngực. Bạn nên chủ động đến các cơ sở y tế để được đánh giá chính xác và điều trị kịp thời.

Chế độ ăn uống không phải là một liều thuốc chữa bệnh nhanh chóng, nhưng nó có khả năng cao giúp cải thiện tình trạng thiếu máu của bạn. Liên hệ ngay Trung tâm Điều trị Béo phì và Hội chứng chuyển hóa VIAM - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam để khám, tư vấn chế độ dinh dưỡng cùng chuyên gia đầu ngành TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678

BS Tạ Tùng Duy - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Theo Verywellhealth
Bình luận
Tin mới
Xem thêm