Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đau dạ dày cho bạn biết điều gì?

Đau dạ dày là cách cơ thể nói cho bạn biết có điều gì đó không ổn. Dưới đây là những loại đau dạ dày bạn có thể trải qua và 3 tình trạng gây nên cơn đau này.

Đau rát ở ngực và mũi ức

Ợ nóng là một triệu chứng xảy ra khi acid dạ dày chạm vào thành của thực quản, gây khó chịu.

Triệu chứng của ợ nóng bao gồm cảm giác rát sau xương ức và có thể di chuyển lên cổ họng. Những triệu chứng khác có thể bao gồm đau ngực, khó nuốt, ho không ngừng, và chua miệng. Triệu chứng có thể trở nên tồi tệ ngay sau khi bạn ăn hoặc nếu bạn nằm xuống một lúc sau ăn.

Có nhiều nguyên nhân gây ợ nóng. Nguyên nhân bao gồm do đồ ăn, thai nghén, hen, tiểu đường, hoặc thoát vị gián đoạn.

Bạn có thể loại bỏ ợ nóng trong một số trường hợp, bao gồm nhai kẹo gôm (mặc dù với nhiều bệnh nhân điều này làm cơn đau tồi tệ hơn), uống nước khoáng, hoặc dùng chất chống acid. Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng, bạn nên gặp bác sĩ để đánh giá. Và nếu bạn được chẩn đoán với bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, bac sĩ có thể yêu cầu sử dụng thuốc chặn receptor H2 hoặc chặn bơm proton để giảm ợ nóng. Tuy nhiên những bước đầu tiên nên làm là thay đổi lối sống.

Đau cồn cào khi dạ dày rỗng

Nếu bạn trải qua cơn đau rát hoặc cơn đau cồn cào ở dạ dày trở nên tồi tệ hơn khi dạ dày rỗng, và đỡ hơn sau khi ăn, bạn có thể bị loét dạ dày.

Sự ăn mòn hoặc đau đớn này có thể hình thành ở niêm mạc dạ dày (loét dạ dày) hoặc niêm mạc tá tràng (loét tá tràng) có nhiều triệu chứng khác nhau ở các bệnh nhân, vậy nó có thể biểu hiện khác nhau.

Loét dạ dày thường xuyên gây ra bởi vi rút Helicobacter pylori (HP) nhưng những nguyên nhân khác của loét dạ dày có thể bao gồm rượu và thuốc kháng viêm không steroid.

Điều trị loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là HP, điều trị chuẩn là kê đơn kháng sinh và thuốc chẹn bơm proton. Trong suốt quá trình hồi phục loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid, bác sĩ có thể khuyến cáo sử dụng thuốc kháng acid để trung hòa acid, và thuốc chẹn H2 hoặc chẹn bơm proton hoặc giảm sản xuất dịch vị acid.

Đau nhói bụng trên tồi tệ hơn

Nếu bạn trải qua cơn đau nhói, khu trú ở phần trên của ổ bụng và trở nên tệ hơn, kéo dài từ vài phút đến vài giờ, đi cùng với buồn nôn hoặc nôn, và ợ nóng, có thể bạn có sỏi mật. Cơn đau thường thấy nhói hơn và khu trú hơn ợ nóng hoặc đau do loét. Nếu cơn đau không biến mất trong vài giờ, hoặc nếu bạn nôn hoặc sốt, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Có 2 loại sỏi mật-sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Sỏi cholesterol là loại phổ biến nhất của sỏi mật, xảy ra trên 80% bệnh nhân vơi bênh sỏi mật. Sỏi cholesterol thường được tạo hầu hết bởi cholesterol và thường có màu vàng xanh. Sỏi sắc tố được tạo ra từ bilirubin, và thường nhỏ, màu tối.

Nguyên nhân của sỏi thận thường là kết quả của quá nhiều cholesterol hoặc bilirubin trong mật. Có nhiều yếu tố nguy cơ cho sự tiến triển của sỏi mật, bao gồm di truyền, chất hóa học của cơ thể, cơ địa, giới, và chế độ ăn uống.

Điều trị sỏi mật phụ thuộc một phần vào việc bạn có xuất hiện các triệu chứng hay không. Nếu bạn có các triệu chứng, đặc biệt là đau dữ dội, phẫu thuật cắt bỏ túi mật là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Nếu bạn không có triệu chứng, bạn và bác sĩ có thể quyết định không cần điều trị.

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm