Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về nếp nhăn

Nếp nhăn và sự chảy xệ là hai thay đổi của da liên quan đến tuổi tác.

Lối sống đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành nếp nhăn trên da. Tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời và hút thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da có nếp nhăn sớm. Nếu bạn hạn chế tiếp xúc với ánh nắng và tránh hút thuốc, bạn có thể hạn chế được sự hình thành nếp nhăn.

Nếp nhăn và tuổi tác

Sợi elastin và sợi collagen tạo cho da sự đàn hồi và khỏe mạnh. Số lượng các sợi này trong da sẽ giảm khi chúng ta già đi, gây nên nếp nhăn. Làn da của chúng ta có một lớp mỡ ở ngay dưới bề mặt (lớp mỡ dưới da) giúp định dạng và tạo thành cấu trúc da. Lớp mỡ này sẽ mỏng đi khi chúng ta lớn tuổi hơn, khiến cho da bị chảy xệ.

Nếp nhăn và sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời là nguyên nhân chủ yếu gây nên tổn thương da và nếp nhăn. Tiếp xúc với tia cực tím (UV) có mặt trong ánh nắng gây nên những thay đổi của da. Bên cạnh nếp nhăn, sự tổn thương do tia UV còn tạo ra những nốt màu nâu và những khoảng màu bất thường cũng như gây vỡ các mao mạch và gây ra những đốm đỏ. Tất cả những sự thay đổi này khiến da bị lão hóa.

Tia UV kích thích sự hình thành các gốc tự do trong da làm tổn thương sợi elastin, đồng thời góp phần tăng thêm nếp nhăn và gây ung thư da. Những người da sáng màu sẽ có ít sự bảo vệ chống lại những thay đổi trên da do tia UV và thường tạo nên nhiều nếp nhăn hơn những người da tối màu.

Cách tốt nhất để phòng chống hình thành nếp nhăn gây ra bởi sự tiếp xúc với ánh nắng bao gồm:

  • Mặc quần áo bảo vệ.
  • Tránh ánh nắng vào khoảng giữa ngày.
  • Sử dụng kem chống nắng ở những nơi mà quần áo không thể che phủ.

Hút thuốc và nếp nhăn

Cùng với tất cả những nguy cơ về sức khỏe liên quan đến hút thuốc, những người hút thuốc sẽ có nhiều nếp nếp nhăn hơn.  Những thay đổi này sẽ không xuất hiện cho đến khi bạn trong độ tuổi 30, 40. Những nếp nhăn ở quanh miệng là phổ biến nhất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người không bao giờ hút thuốc sẽ có ít nếp nhăn hơn so với những người hút thuốc.

Nhăn mặt, nheo mắt và nếp nhăn

Nheo mắt là nguyên nhân chủ yếu gây nên vết chân chim ở quanh mắt. Nhăn mặt, đặc biệt là nhăn mặt với tần suất thường xuyên, có thể tạo những nếp nhăn sâu, nhất là trên trán.

Điều trị nếp nhăn

Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao (SPF 15 hoặc SPF 30) là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nếp nhăn. Có rất nhiều loại kem mỹ phẩm có thể giúp giấu đi nếp nhăn và che lấp những thay đổi do tuổi tác. Nhưng tác dụng của những loại kem này là tạm thời và chỉ kéo dài trong khoảng một ngày.

Những phương pháp khác bao gồm:

  • Tiêm độc tố Botulinum (botox) sẽ làm liệt những cơ ở dưới da - những cơ gây nên các nếp nhăn sâu cũng như những nếp nhăn quanh mắt và miệng. Tác dụng của một mũi tiêm có thể kéo dài từ 6 đến 9 tháng. Việc tiêm botox cần được thực hiện bởi bác sĩ để chắc chắn rằng thủ thuật này sẽ không gây ảnh hưởng đến các cơ giúp tạo biểu cảm khuôn mặt.
  • Tiêm chất độn vào phần nền của nếp nhăn có thể giúp tôn da lên và làm căng nếp nhăn. Tác dụng này thường kéo dài  từ 6 đến 9 tháng phụ thuộc vào từng vị trí tiêm, từng loại sản phẩm và lượng sản phẩm tiêm vào.
  • Tia laser phân đoạn là một thủ thuật nhanh chóng tạo nên vô số các tổn thương vô hình trên da. Việc phục hồi tổn thương này sẽ thúc đẩy quá trình tái tạo collagen và làm mờ dần dần các vết nhăn. Cần thực hiện 4 đến 6 lần, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 tuần.
  • Tái tạo bề mặt da bằng laser và luồng laser là những thủ thuật thẩm mỹ đặc biệt cũng thường được dùng cho các nếp nhăn.
  • Nâng mặt là thủ thuật cần đến các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ giúp làm trẻ hóa khuôn mặt.

Tìm kiếm sự giúp đỡ ở đâu

  • Bác sĩ của bạn
  • Bác sĩ da liễu

Những điều cần nhớ

  • Tia UV từ ánh sáng mặt trời là yếu tố chính gây nên nếp nhăn trên da.
  • Hút thuốc lá là một yếu tố gây nên sự hình thành sớm các nếp nhăn trên khuôn mặt. Nheo mắt và nhăn mặt theo thói quen cũng góp phần tạo nên nếp nhăn.
Bình luận
Tin mới
  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

  • 23/04/2024

    Căng thẳng quá mức gây suy giảm nhiều chất dinh dưỡng trong cơ thể

    Căng thẳng mạn tính và kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khoẻ tinh thần mà còn khiến cơ thể có nguy cơ cạn kiệt nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu, ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch và sự phục hồi thể chất.

  • 23/04/2024

    7 mẹo giúp trẻ tránh xa đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe

    Trẻ em thường bị thu hút bởi đồ ăn vặt. Với bao bì đầy màu sắc và hương vị hấp dẫn, những món ăn nhẹ không lành mạnh này thường khiến trẻ thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

  • 23/04/2024

    Chuẩn bị tốt thể lực khi tham gia chạy marathon

    Gần đây phong trào tập thể dục thể thao, các giải chạy bộ không chuyên marathon (42,295km), bán marathon (21,1km) ngày càng phổ biến, thu hút đông đảo người dân thuộc nhiều độ tuổi tham gia. Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ cộng đồng quan tâm tới vấn đề thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe.

  • 23/04/2024

    Trẻ trên 6 tháng tuổi dễ thiếu kẽm và sắt

    Do có nhiều vai trò quan trọng, không thể thiếu đối với cơ thể nên khi trẻ thiếu sắt và kẽm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ.

  • 23/04/2024

    Tìm hiểu về bệnh ly thượng bì bọng nước

    Bệnh ly thượng bì bọng nước là tên gọi của một nhóm các rối loạn da hiếm gặp do di truyền, làm cho da trở nên rất dễ bị tổn thương. Bất kỳ chấn thương hay ma sát nào với da đều có thể gây ra các vết phồng rộp đau đớn.

Xem thêm