Tuy nhiên, bạn cần phải tẩy tế bào chết với tần suất như thế nào để không làm da bị khô quá mức và thậm chí bị mẩn đỏ.
Bạn nên nhớ là mỗi phút có khoảng 50.000 tế bào chết trên da bị bong ra. Nếu số lần bạn tẩy tế bào chết không đủ có thể khiến gây tắc lỗ chân lông, dẫn đến da bị mụn và trở nên sạm màu. Còn nếu tẩy tế bào chết hàng ngày sẽ làm chậm sự tái tạo của làn da, dẫn đến lão hóa nhanh hơn. Không những thế, điều này còn làm mất đi lớp dầu tự nhiên khiến da bị tổn thương.
Cần phải dựa vào loại da của bạn, nếu bạn có làn da dầu thì tẩy tế bào chết không quá 2 lần/ tuần. Nếu da bạn thuộc loại da hỗn hợp thì có thể thực hiện bước này 2 lần trong tuần. Nhớ không nên chà, cọ xát mạnh lên da và ngay sau khi tẩy tế bào chết, bạn cần phải dưỡng ẩm sâu cho da.
Dù da trên cơ thể dày hơn và đàn hồi tốt hơn da mặt nhưng nguyên lý hoạt động cũng giống như da mặt. Tẩy tế bào chết mỗi ngày cũng khiến da trên cơ thể bạn khô, bị rạn và mẩn đỏ. Nhớ chỉ nên tẩy tế bào chết 1 lần/ tuần và sử dụng các nguyên liệu tự nhiên sẽ tốt nhất cho loại da của bạn.
Sau khi vỗ nước lên mặt, bạn đắp một lớp mỏng kem tẩy tế bào chết có hạt lên mặt. Dùng miếng bông mềm chà nhẹ theo đường tròn từ 2-5 phút. Tránh chà vùng da quanh mắt. Rửa mặt sạch bằng nước hơi ấm. Sau đó, rửa mặt bằng nước lạnh để làm se khít lỗ chân lông. Cuối cùng, vỗ nhẹ cho da khô và rồi kem dưỡng ẩm.
Nếu bạn sử dụng bất cứ dụng cụ cầm tay hay xơ mướp chắc chắn sẽ giúp làm sạch da gấp đôi so với bình thường. Đây là cũng bước cần thiết bạn cần làm để ngăn ngừa mầm bệnh và vi khuẩn phát tán trên da mặt trở lại.
Bạn chỉ cần trộn 1 thìa canh đường nâu với nửa thìa canh dầu oliu cho đến khi có được hỗn hợp nhão có hạt. Bạn cho thêm 5 giọt tinh dầu hạnh nhân vào rồi chà nhẹ hỗn hợp trên lên mặt. Nó sẽ lột các lớp da chết mà không hề làm da bạn bị khô.
Da nhạy cảm dễ bị mẩn đỏ sau khi tẩy tế bào chết và để làm dịu da, bạn hãy dùng dung dịch đơn giản này. Lấy nước ép dưa leo đặt vào trong tủ lạnh trong 10 phút. Sau đó, dùng bông 1 miếng bông cotton vỗ nhẹ lên da và để cho dung dịch hấp thụ vào da hoàn toàn. Nước và chất chống oxy hóa trong dưa leo sẽ làm dịu da và làm giảm mẩn đỏ hiệu quả.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.