Bạn có biết, trung bình chúng ta rụng mất khoảng 50 - 100 sợi tóc mỗi ngày. Do đó, nếu bạn rụng vài sợi tóc trong phòng tắm, khi chải tóc, tạo kiểu,… thì đó đều là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu tóc bạn rụng thành nắm thì hãy đi khám ngay, bởi có thể bạn bị thiếu sắt, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang, lupus hoặc rụng tóc. Một lí do khác là do bạn căng thẳng, thay đổi hormone sau khi mang thai hoặc do di truyền.
Nhưng có một yếu tố mà bạn không hề nghĩ tới: thói quen tạo kiểu tóc của bạn. Có thể bạn đang cố gắng để khiến mái tóc mình trông hấp dẫn hơn, nhưng thực sự thì không. Dưới đây là 8 sai lầm đáng ngạc nhiên trong việc tạo kiểu tóc mà bạn nên biết!
Tác động nhiệt để tạo kiểu tóc mà không sử dụng chất bảo vệ
Làm xoăn hay ép tóc mà không sử dụng bất kỳ sản phẩm bảo vệ nào sẽ khiến lớp biểu bì của tóc khô lại. Để đảm bảo tóc bạn được thư giãn, hãy luôn luôn sử dụng bình xịt chứa chất bảo vệ nhiệt hoặc huyết thanh, và không dùng nhiệt để tạo kiểu tóc nhiều hơn 2 lần/tuần.
Chải tóc quá nhiều
Chải tóc quá nhiều có thể khiến gãy và rụng tóc, vì vậy, chỉ nên chải tóc một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Trừ khi tóc bạn quá rối, còn không thì không phải chải tóc quá thường xuyên. Nếu bạn luôn phải vật lộn với một mái tóc cực rối, hãy cố gắng chải nhẹ nhàng với dưỡng chất hoặc dùng bình xịt làm tóc ướt.
Lạm dụng dầu gội khô
Thực tế, dầu gội khô không giống như dầu gội thường, không chứa chất tẩy rửa, mà có thành phần chủ yếu từ bột Talc, bột bắp, cồn và đất sét, và có tác dụng hấp thụ dầu thừa trên da đầu. Nếu bạn ngủ quên và đôi khi cần vào nếp những sợi tóc lung tung mà không có thời gian để gội đầu thì dầu gội khô là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Tuy nhiên, nếu bạn lạm dụng loại dầu gội này, các thành phần trên sẽ tích tụ trong nang tóc, gây rối loạn quá trình rụng tự nhiên của mái tóc, kích ứng và nhiễm trùng, gây ra tình trạng rụng tóc. Tóm lại, dầu gội khô không phải sản phẩm thay thế dầu gội thông thường. Để đảm bảo an toàn, chỉ nên sử dụng chúng ít hơn 2 lần/tuần.
Buộc tóc quá chặt
Thường xuyên buộc tóc với kiểu tóc đuôi ngựa, tết hoặc búi sẽ dần dần kéo chân tóc bạn ra khỏi gốc. Vì vậy, thay vì các kiểu tóc trên, hãy thử thả tóc hoặc buộc lỏng. Nếu da mặt bạn có cảm giác như bị kéo ra sau khi buộc tóc đuôi ngựa thì chắc chắn bạn buộc tóc quá chặt.
Nhuộm tóc liên tục
Nếu bạn muốn phá cách và thay đổi màu tóc đen của mình bằng các màu sáng như vàng, thậm chí “cầu vồng”, thì bạn bắt buộc phải sử dụng chất tẩy tóc. Loại chất này sẽ phá vỡ lớp biểu bì của tóc, làm tóc trở nên khô và yếu. Nếu không theo dõi thời gian tẩy tóc, thuốc tẩy có thể phá hủy bộ tóc của bạn. Do đó, đừng nên tự tẩy tóc ở nhà mà hãy tìm đến chuyên gia uy tín, đồng thời nên cách vài tháng giữa mỗi lần nhuộm.
Nối tóc hoặc dùng tóc kẹp
Hiện nay, nối tóc hoặc kẹp tóc không phải là điều quá xa lạ đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, khi nối tóc, các lọn tóc sẽ được đan chặt vào mái tóc của bạn, khiến chúng trở nên nặng nề hơn.
Trên thực tế, một nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc sử dụng tóc kẹp và hiện tượng rụng tóc có sẹo ly tâm - một loại rụng tóc bắt đầu từ đỉnh đầu và dần lan ra xung quanh. Nếu bạn nối tóc, hãy chắc chắn rằng không kéo tóc quá mạnh khi gội đầu. Quan trọng nhất là bạn chỉ nên cho phép một nhà làm tóc có kinh nghiệm nối tóc cho mình và làm theo hướng dẫn chăm sóc tóc của họ.
Gỡ tóc và chải dày tóc
Nếu bạn chải tóc ngược từ ngọn đến chân để làm dày tóc đúng cách, bạn sẽ có một kiểu tóc gợi cảm và tinh tế. Tuy nhiên, thường xuyên giật mạnh có thể khiến sợi tóc của bạn căng hơn, khiến tóc yếu và dễ gãy. Nếu tóc bạn đã khô, hư tổn hoặc chẻ ngọn, không nên làm điều này. Nếu không, bạn cần đầu tư vào một chiếc lược chất lượng để không làm hư mái tóc của mình.
Sấy tóc khi còn ướt
Sấy tóc khi còn ướt với lược là một trong những sai lầm lớn nhất đối với mái tóc của bạn. Tóc ướt khá mong manh, vì vậy nên làm khô chúng bằng một chiếc khăn. Nếu bạn sấy tóc hoặc dùng lược chải sẽ đồng nghĩa với việc làm sợi tóc bạn yếu, giòn mỏng và dễ gãy hơn bao giờ hết.
Để khắc phục, hãy nhẹ nhàng vắt nước thừa khỏi tóc bằng tay và sử dụng một chiếc lược răng thưa và chờ cho tóc bạn tự khô một chút. Đến khi tóc đã khô 70 - 80%, hãy dùng máy sấy. Điều này sẽ giảm lực căng của mái tóc bạn và giúp tóc bớt khô hơn.
Tham khảo thêm thông tin về tóc khô tại bài viết Những yếu tố làm khô tóc
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.
Dù là trà đen, trà xanh, trà trắng hay trà ô long, trà nóng hay trà đá đều có nguồn gốc từ cây trà, Camellia sinensis. Nhưng trà thảo mộc thì khác. Trà thảo mộc bắt nguồn từ việc ngâm nhiều loại hoa, lá hoặc gia vị trong nước nóng. Hầu hết các loại trà này đều không có caffeine. Bạn có thể bắt đầu bằng những túi trà làm sẵn hoặc ngâm các nguyên liệu rời và sau đó lọc bỏ bã.
Nhiều người thực hiện thải độc cơ thể theo hướng dẫn truyền miệng và trên các nền tảng xã hội... và hiện nay đang dấy lên trào lưu thải độc bằng nước cốt chanh. Vậy sự thật về phương pháp thải độc này như thế nào?
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.