Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cong vẹo cột sống ở trẻ em: bệnh dễ bỏ qua

Đôi lúc bạn băn khoăn vì hình như cột sống của con bạn không bình thường, không "thẳng thắn" như những trẻ khác? Hay cột sống của trẻ bị cong vẹo mất rồi?

Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống cong về một phía, có thể là bên trái hoặc bên phải. Mức độ cong có thể từ vừa đến nặng. Cong vẹo cột sống chủ yếu ảnh hưởng đến phần ngực hoặc phần thắt lưng.

Cột sống của người bình thường có độ uốn cong tự nhiên để phân phối đều sức nặng của cơ thể. Tuy nhiên trong tật cong vẹo cột sống, cột sống bị cong hẳn sang hai phía bên của trục cơ thể và các thân đốt sống bị vẹo theo trục của mặt phẳng ngang, khác với tình trạng gù hoặc ưỡn là biến dạng của cột sống theo trục trước sau.

Các chuyên gia về sức khỏe học đường cho biết, hiện nay, số trường hợp bị cong vẹo cột sống ở độ tuổi teen đang có xu hướng tăng lên. Theo ước tính, cứ 25 trẻ em gái vị thành niên thì có 1 trẻ bị vẹo cột sống và tỷ lệ ở trẻ em trai vị thành niên là 1/200. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp cong vẹo cột sống có thể khỏi mà không cần điều trị và hoàn toàn có thể sống một cuộc sống bình thường khi trẻ lớn hơn lên.

Các yếu tố nguy cơ của cong vẹo cột sống ở độ tuổi teen

Tuổi: Triệu chứng cong vẹo cột sống thường xuất hiện vào thời điểm trẻ tăng trưởng đột ngột, thường xảy ra ngay trước tuổi dậy thì.

Giới: Nữ giới thường có nguy cơ có các triệu chứng cong vẹo cột sống nặng hơn nam giới.

Gen: Nếu bạn đã từng bị cong vẹo cột sống khi ở độ tuổi teen, thì con cái của bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị cong vẹo cột sống.

Triệu chứng cong vẹo cột sống ở trẻ

Một số triệu chứng cong vẹo cột sống của trẻ nhỏ bao gồm:

  • Hai vai bị lệch, không cao bằng nhau
  • Đầu của trẻ không ở chính giữa mà hơi nghiêng sang một bên
  • Một trong hai bên bả vai nhìn rõ hơn so với bên còn lại
  • Trẻ không mặc vừa các loại quần áo
  • Trẻ thường bị gầy hơn ở một bên cơ thể
  • Hai chân trẻ có độ dài không bằng nhau
  • Một trong hai bên hông có thể sẽ nhô lên cao hơn so với bên còn lại
  • Các xương sườn dài không bằng nhau

Cong vẹo cột sống có nguy hiểm không?

Cong vẹo cột sống không cần thiết phải phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu không có sự điều chỉnh thì tình trạng cong có thể sẽ tiến triển và có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng hơn, một trong số đó là bị biến dạng cột sống. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, nữ giới có nguy cơ cao hơn nam giới và cứ 10 trường hợp cong vẹo cột sống thì 8 đến 9 trường hợp trong số đó là nữ giới.

Chẩn đoán cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Bước đầu tiên trong việc chẩn đoán cong vẹo cột sống là khám lâm sàng. Tình trạng cong có thể được nhìn thấy rõ ràng khi trẻ cúi người về phía trước và cột sống của trẻ trông có vẻ sẽ nghiêng về bên trái hoặc bên phải. Bác sỹ chuyên khoa có thể sử dụng các thước đo cột sống để xác định thể loại cũng như độ cong vẹo cột sống của trẻ. 

Tiếp theo, chụp X quang có thể cho phép bác sỹ nhìn thấy chính xác tình trạng biến dạng. Một khi vấn đề đã được phát hiện, thì việc đến gặp một bác sỹ chuyên về cột sống là vô cùng quan trọng. Việc điều trị sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng biến dạng nặng hơn sau này.

Bác sỹ chuyên về cột sống có thể sẽ chỉ định cho trẻ chụp xương có cản quang. Một chất định vị phóng xạ sẽ được tiêm vào trong máu, đi đến xương và do vậy có thể sẽ phát hiện được phần xương nào của cơ thể bị ảnh hưởng. Kỹ thuật này sẽ giúp bác sỹ chẩn đoán chính xác hơn trình trạng cong vẹo cột sống của trẻ.

Điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ nhỏ

Tùy theo tình trạng của trẻ, bác sỹ sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp nhất. Nhiều trường hợp không nặng tới mức cần điều trị nên bác sỹ sẽ lên lịch để kiểm tra cột sống mỗi 6 tháng từ năm 15 tuổi cho tới 20 tuổi.

Hầu hết các trẻ bị cong vẹo cột sống mức độ vừa sẽ được hướng dẫn điều chỉnh tư thế đúng khi ngồi học, đi đứng, mang vác các vật nặng và các bài tập phục hồi cần thiết. 1 số trẻ sẽ được cân nhắc chỉ định mặc áo nẹp để chỉnh cột sống trong một số giờ trong ngày hoặc cả ngày khi cần thiết. Thông thường, trong thời gian đầu luyện tập hoặc chỉnh tư thế, trẻ sẽ cần sự hướng dẫn và trợ giúp của các kỹ thuật viên phục hồi chức năng. Sau đó trẻ có thể tự tập tại nhà với sự hỗ trợ và giám sát của gia đình.

Chỉnh hình đôi – nẹp: Độ cong vẹo trên 25 độ sẽ phải chỉnh hình đôi – nẹp.

Có hai dạng chỉnh hình đôi – nẹp cho lưng:

  • Phương pháp Milwaukee: sử dụng một chiếc nẹp cổ cứng để nắn chỉnh lại độ cong bình thường của cột sống ở bất cứ vị trí nào.
  • Phương pháp sử dụng khung cố định cột sống ngực thắt lưng cùng: để điều chỉnh các dị tật liên quan đến các đốt sống vùng ngực và phần dưới. Thiết bị được đặt dưới cánh tay vào bao quanh phần xương sườn, hông và lưng dưới.

Các bệnh nhân sẽ được yêu cầu sử dụng những thiết bị nẹp cố định này ít nhất vài tiếng một ngày cho tới khi xương cột sống ngừng phát triển, tức là vào khoảng 17 – 18 tuổi đối với nữ và 18 – 19 tuổi đối với nam. Phần nẹp cố định này thường không bị lộ ra ngoài và có thể che phủ bằng quần áo, do vậy không quá ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Việc đeo nẹp chỉ ảnh hưởng đôi chút đến các hoạt động hàng ngày, do vậy nên hạn chế chơi các môn thể thao tương tác trong thời gian điều trị.

Phẫu thuật

Lựa chọn thứ hai là phẫu thuật để sửa chữa trong những trường hợp cong vẹo cột sống nặng vượt quá 50 độ, không thể điều chỉnh bằng tư thế đúng hoặc áo nẹp. Phẫu thuật nội soi giải phóng ngực hoặc phẫu thuật cột sống bị dính có thể sẽ được tiến hành với sự trợ giúp của các thiết bị. Thông thường thì sẽ mất khoảng 12 tháng để có thể ổn định lại cột sống. Mặc dù những đối tượng phải phẫu thuật sẽ gặp một số khó khăn trong hoạt động thể chất nhưng họ sẽ không cần phải mang nẹp trên người.

Kết quả điều trị phụ thuộc chủ yếu vào mức độ cong của cột sống. Bác sỹ và kỹ thuật viên sẽ luôn hỗ trợ trẻ trong suốt quá trình này, thông qua việc giải thích các lựa chọn điều trị và giúp trẻ thích nghi với tình trạng không mấy dễ chịu này.

Cha mẹ có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều trị cong vẹo cột sống ở trẻ em

Cong vẹo cột sống không phái là một bệnh nặng nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ ngoài cũng như tâm lý của trẻ. Nếu trẻ phải mặc áo nẹp để chỉnh cột sống thì cha mẹ cần phải hỗ trợ trẻ rất nhiều, bởi trẻ có thể sẽ cảm thấy không tự tin với vẻ ngoài của mình và có thể bỏ dở quá trình điều trị. 

Cha mẹ có thể cùng tham gia vào các nhóm thảo luận về tình trạng cong vẹo cột sống của con mình với nhiều bậc cha mẹ khác. Đây cũng là cách tốt để phụ huynh học hỏi và biết thêm về các biến dạng ở cột sống.

Lý do tại sao trẻ lại bị cong vẹo cột sống hiện vẫn chưa rõ, nhưng một số nghiên cứu đã chứng minh rằng cong vẹo cột sống có thể là do di truyền và cha mẹ bị cong vẹo cột sống có thể sẽ sinh ra con có cột sống bị biến dạng. Mặc dù cong vẹo cột sống là một vấn đề suốt đời và không có cách nào chắc chắn điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng tình trạng biến dạng có thể được kiểm soát bằng việc chẩn đoán sớm và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Bên cạnh đó, nên đặc biệt chú ý tới việc bổ sung canxi cho trẻ nhỏ và đảm bảo rằng xương của trẻ luôn phát triển chắc khỏe. Luyện tập thể thao đúng cách và chế độ ăn uống rất cần thiết để trẻ phát triển bình thường và tránh tình trạng béo phì.

Ngày nay, cong vẹo cột sống không còn là một căn bệnh nữa. Can thiệp sớm và điều trị hiện đại thường sẽ giúp trẻ trở về được cuộc sống bình thường.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư thế chuẩn cho cột sống

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm