Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà?

Lo lắng dịch bệnh nên nhiều người đổ xô đi mua thuốc corticoid vì tin rằng thuốc này có thể điều trị COVID-19 hiệu quả tại nhà.

Lo lắng dịch bệnh nên nhiều người đổ xô đi mua thuốc corticoid vì tin rằng thuốc này có thể điều trị COVID-19 hiệu quả tại nhà.

Từ lâu nay, các phương tiện truyền thông vẫn cảnh báo về cách hướng dẫn điều trị bệnh qua mạng. Tuy nhiên, vẫn không ít người tin tưởng một cách mù quáng về các cách điều trị vô căn cứ này. Nhiều người phải gánh hậu quả nặng nề từ những sai lầm này, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - 1

Thuốc corticoid.

Những “tín đồ” chữa bệnh truyền miệng

Trong lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người nghe được các thông tin chưa rõ ràng về cách điều trị bệnh mà đồn thổi, mách nhau mua các loại thuốc có thể phòng và điều trị COVID-19. Hậu quả đã có người ngộ độc thuốc chữa sốt rét Chloroquin suýt nguy hiểm đến tính mạng.

Mới đây, trên mạng xã hội lại đồn thổi về loại thuốc corticoid giá thành rẻ mà dễ mua có thể điều trị COVID-19 hiệu quả. Họ cho rằng loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng và giảm biến chứng khi mắc COVID-19. Vì thế, nhiều người lại đổ xô mua thuốc corticoid tích trữ tại nhà để tự chữa bệnh.

Bên cạnh đó, câu chuyện về uống một vài loại thuốc dự phòng biến chứng sau khi tiêm vaccine AstraZenaca phòng COVID-19 gần đây cũng được nhiều người mách nhau. Họ lo sợ khi tiêm vaccine sẽ gặp các phản ứng dị ứng, nên rủ nhau uống thuốc chống dị ứng corticoid trước khi tiêm vaccine. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Theo Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, việc uống thuốc chống dị ứng corticoid trước tiêm không có tác dụng gì với việc dự phòng phản ứng dị ứng do tiêm vaccine COVID-19. Chưa kể việc uống thuốc chống dị ứng trước tiêm có thể gây ra tác dụng không mong muốn, gây nguy hiểm sức khỏe.

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - 2

Chỉ sử dụng corticoid sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Tác dụng của thuốc corticoid

PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid (dexamethasone, prednisone, methyl presnisolone, hydrocortisone…) bản chất thuộc nhóm hormone với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

“Thuốc có chỉ định để ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết”, PGS Liên Hương nhấn mạnh.

Theo PGS Liên Hương, người bệnh chỉ dùng khi được kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê, không tự ý mua uống như để điều trị COVID-19. Bởi việc lạm dụng các thuốc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ miễn dịch, khiến hiệu quả của vaccine hay kháng sinh bị giảm, mất cân bằng nội tiết tố, tăng đường huyết…

Ngoài ra, khi sử dụng corticoid trong thời gian dài có thể gặp các tác dụng phụ nguy hiểm như: Mất ngủ, rối loạn tâm thần, tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường, tăng lipid máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng, gây phù, tăng huyết áp do trữ natri và nước, gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, teo cơ, loạn dưỡng cơ, ban đỏ, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá…

Có nên sử dụng thuốc corticoid tự chữa COVID-19 tại nhà? - 3

Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch.

(Ảnh minh họa)

Corticoid chỉ có tác dụng với bệnh nhân COVID-19 có triệu chứng

Hiện nay, trên thế giới chưa có thuốc đặc hiệu điều trị COVID-19, mà chủ yếu điều trị triệu chứng, theo dõi sát bệnh nhân, hạn chế để tình trạng từ bệnh nhẹ chuyển thành bệnh nặng.

Trước đó, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến cáo, corticoid nên sử dụng cho các bệnh nhân COVID-19 nhập viện, đang điều trị bằng corticoid toàn thân.

Các thuốc này cũng được áp dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, người bệnh cần được theo dõi cẩn thận vì thuốc có thể gây các tác dụng phụ nguy hiểm.

Trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng virus Corona mới (SARS-CoV-2) của Bộ Y tế, có đề cập đến thuốc corticoid. Trong đó, lưu ý không sử dụng các thuốc corticoid toàn thân thường quy cho viêm đường hô hấp, trừ khi có những chỉ định khác.

Theo đó, Bộ Y tế khuyến cáo sử dụng corticoid toàn thân (tiêm, uống) ở bệnh nhân mắc COVID-19 mức độ vừa nặng hoặc nguy kịch; hội chứng viêm hệ thống ở trẻ em liên quan tới COVID-19; những trường hợp COVID-19 có bệnh nền cần/đang điều trị bằng corticoid phải tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được dùng trong bệnh viện và có sự chỉ định của bác sĩ điều trị.

Theo PGS TS Nguyễn Thị Liên Hương, tùy từng bệnh nhân, tùy từng mức độ bệnh của mỗi người mà có liều lượng cụ thể. Ngoài ra, bệnh nhân cần được theo dõi sát sao các chỉ số về glucose máu và các tác dụng bất lợi khác của thuốc trong thời gian sử dụng để được xử lý phù hợp, kịp thời nếu xảy ra.

Những trường hợp COVID-19 có bệnh nền đang điều trị bằng corticoid cần tiếp tục điều trị bệnh nền bằng corticoid toàn thân. Loại corticoid, liều lượng, và cách sử dụng duy trì theo tình trạng bệnh nền đã có.

Thuốc corticoid chỉ có tác dụng với người mắc COVID-19 có triệu chứng. Việc điều trị phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Những người chưa mắc COVID-19 tuyệt đối không nên mua dự trữ thuốc corticoid, không uống thuốc corticoid để dự phòng mắc COVID-19”, PGS. TS Nguyễn Thị Liên Hương cảnh báo.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Các loại thuốc điều trị Covid-19 trên thế giới.

MAI THÚY - Theo VTC
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm