Sau nhiều tuần khẳng định rằng chỉ có nhân viên y tế hoặc những người nhiễm virus SARS-COV-2 mới cần đeo khẩu trang, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC) đã thay đổi 360O. Trong cuộc họp báo vào ngày 3 tháng 4, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố rằng CDC khuyên bạn nên sử dụng vải phi y tế phải để làm khẩu trang như một biện pháp dự phòng y tế tự nguyện bổ sung.
Lời khuyên mới dựa trên các nghiên cứu gần đây cho thấy một phần lớn các cá nhân mắc virus SARS-COV-2 đều không có triệu chứng và ngay cả những người có triệu chứng cũng có thể truyền virus cho người khác trước khi biểu hiện các triệu chứng đó.
Khẩu trang có thể đóng vai trò như một rào cản vật lý đối với tình trạng ho hoặc hắt hơi của một người, tuy nhiên, vẫn chưa rõ người bệnh không có triệu chứng thực sự truyền bệnh như thế nào hoặc cơ chế lây lan là gì, ví dụ, thở hay hát hay dùng chung các dụng cụ.
Mặc dù chưa biết rõ, nhưng tốt hơn hết mọi người nên sử dụng khẩu trang vải, và để dành khẩu trang y tế cho nhân viên y tế,
Vậy đâu là chất liệu tốt nhất để sử dụng cho khẩu trang, và bạn có thể tìm thấy ở đâu?
CDC đề nghị sử dụng một chiếc khăn cũ, khăn lau tay, khăn rằn hoặc thậm chí là bộ lọc cà phê để làm khẩu trang cá nhân. Họ cũng cung cấp các hướng dẫn may mặt vải bằng cách khâu hai miếng vải cotton hình chữ nhật với nhau.
Vì vậy, sẽ có một vài lựa chọn có sẵn trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo tủ quần áo của bạn. Bạn cũng có thể tìm thấy những thứ này trong bất kỳ cửa hàng bán lẻ quần áo hoặc hàng thủ công hoặc cửa hàng vải nào. Nhưng cái nào là tốt nhất?
Một nghiên cứu gần đây đã thử nghiệm một loạt các vật liệu vải để xem chúng có hiệu quả như thế khi được sử dụng làm khẩu trang.
Nghiên cứu cho thấy nhìn chung, các loại vải cotton dày dặn, cao cấp hơn có tác dụng tốt hơn so với các loại có ít sợi và dệt thưa hơn. Nếu không chắc miếng vải của bạn có đủ dày hay không, hãy kiểm tra chúng dưới ánh sáng mạnh hoặc ánh mặt trời.
Nếu ánh sáng dễ dàng lọt qua, quá trình lọc có thể không tốt. Miếng vải chặn được nhiều ánh sáng hơn sẽ có khả năng hoạt động tốt hơn.
Nếu phải sử dụng vải cotton chất lượng thấp ở lớp ngoài, hãy sử dụng vải dạ làm lớp lót bên trong. Khẩu trang hai lớp tốt hơn khẩu trang một lớp. Điều này có lẽ là do các giọt bắn sẽ phải tìm cách đi qua cả hai lớp mới có thể đi vào đường hô hấp. Khẩu trang một lớp thường không có nhiều tác dụng.
Cũng quan trọng như việc lọc khí đó là việc hít thở. Nếu không thể thoải mái hít thở khi đeo khẩu trang trong vài phút, thì khẩu trang đó không phải loại tốt, bất kể chúng có hiệu quả như thế nào trong quá trình lọc.
Tuy nhiên, nếu tất cả những gì bạn có là một chiếc áo phông cũ hoặc khăn rằn, thì cũng không sao cả. Bất cứ vật liệu nào bạn sử dụng, hãy chắc chắn rằng giặt chúng sau mỗi lần đeo. Một khẩu trang tự chế nên được giữ sạch nhất có thể.
Cuối cùng, đừng bao giờ nghĩ rằng khẩu trang mang lại khả năng miễn dịch chống lại SARS-COV-2. Điều quan trọng là tiếp tục làm theo tất cả các hướng dẫn khác. Không có khẩu trang nào tốt như cách li xã hội và vệ sinh tốt, bao gồm việc thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng. Đây vẫn là biện pháp số một để bảo vệ chính mình và những người khác.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tư vấn sử dụng khẩu trang trong thời điểm bùng phát dịch virus corona mới (2019-nCoV)
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.