Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc trẻ nhỏ trong mùa đông

Miền Bắc đang trong những ngày rét đậm, rét hại. Hãy lưu ý những biện pháp dưới đây để giữ cho trẻ nhỏ trong nhà luôn khỏe mạnh trong những ngày mùa đông lạnh giá.

Thường xuyên rửa tay của bạn
Rửa tay thường xuyên, đúng cách bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn là biện pháp quan trọng để phòng, chống COVID-19. Rửa tay thường xuyên trước khi chạm vào trẻ sẽ giúp dự phòng việc lây truyền bất kỳ loại vi khuẩn, virus nào sang cho trẻ. Nên yêu cầu tất cả khách của gia đình rửa tay trước khi muốn chạm vào, bế trẻ hoặc chơi với trẻ.
 
Giữ phòng luôn ấm
Duy trì nhiệt độ ấm trong phòng chơi, phòng ngủ của trẻ trong suốt những ngày mùa đông khắc nghiệt là rất quan trọng. Hãy đóng tất cả các cửa sổ vào ban đêm và cố gắng tránh không để bất cứ luồng khí lạnh nào xâm nhập vào phòng của trẻ.
Chú ý đảm bảo độ thông khí trong phòng của trẻ bằng cách mở cửa sổ một vài lần trong ngày, khoảng 10 phút mỗi lần. Lưu ý rằng khi mở cửa phòng, hãy giữa ấm cho trẻ hoặc chuyển tạm trẻ sang phòng khác.
Cho trẻ mặc quần áo thoải mái và đủ ấm
Chú ý cho trẻ mặc đủ ấm và mặc quần áo thoải mái, nên mặc nhiều lớp quần áo mềm mại cho trẻ. Nên đeo găng và đi tất cho trẻ để giữ ấm lòng bàn tay và bàn chân của trẻ.
Nếu phòng của trẻ đã ấm sẵn rồi thì không cần phải mặc quá ấm cho trẻ mà hãy chú ý không để trẻ toát mồ hôi vì mồ hôi có thể thấm ngược lại làm trẻ bị lạnh, dễ bị viêm phổi. Thỉnh thoảng nên kiểm tra lưng, ngực của trẻ, nếu thấy có mồ hôi, hãy thấm khô bằng khăn mềm và nới bớt quần áo cho trẻ.
Ngoài ra, cần chú ý kiểm tra mồ hôi của trẻ nhất là vào ban đêm khi trẻ ngủ, khi trẻ ăn hoặc vận động, chơi đùa.
Sử dụng máy làm ẩm không khí
Những ngày mùa đông lạnh giá có thể khiến bạn cần dùng máy sưởi trong phòng ngủ của trẻ. Khi đó, hãy dùng thêm một máy làm ẩm không khí hoặc để một bát nước để duy trì độ ẩm cần thiết của không khí trong phòng và ngăn chặn được tình trạng mất đi độ ẩm trên da và đường hô hấp của trẻ.
Cho trẻ nhỏ bú mẹ
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bú mẹ là cách tốt nhất để củng cố hệ miễn dịch của trẻ. Cho bú mẹ cũng sẽ giúp trẻ tránh xa được các tình trạng nhiễm trùng và cảm lạnh. Do vậy, hãy cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu.
Tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm chủng
Hãy chắc chắn rằng trẻ nhỏ nhà bạn không bỏ lỡ bất cứ lịch tiêm chủng nào, dù là trong bối cảnh COVID-19. Tiêm vaccine sẽ giúp giữ trẻ an toàn khỏi các dịch bệnh hay mắc trong mùa đông.
Trong trường hợp trẻ bị lỡ lịch tiêm chủng, bạn nên gọi điện cho cơ sở tiêm chủng xem trẻ có thể tiêm bổ sung lại vào thời điểm nào sớm nhất có thể.
Mát xa nhẹ nhàng cho trẻ
Trong mùa đông, mát xa nhẹ nhàng cho trẻ nhỏ có thể giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Bạn có thể sử dụng một chút dầu ôliu, dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa để mát xa cho trẻ.
Hãy nhớ đóng kín các cửa và giữ phòng của trẻ đủ ấm trước khi bắt đầu mát xa.
Có thể mát xa cho trẻ trước khi tắm khoảng 1-2 giờ hoặc trước khi đi ngủ để giúp trẻ thư giãn và ngủ ngon hơn.
Chú ý chăm sóc da cho trẻ nhỏ mùa đông
Không khí lạnh và khô có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da của trẻ khiến da khô, nẻ, nhất là vùng da hai bên má và tay, chân. Nên tránh sử dụng quá nhiều các sản phẩm dành cho trẻ nhỏ như xà phòng, dầu gội đầu và sữa tắm trong mùa đông. Trẻ nhỏ có thể sẽ bị mẩn đỏ hoặc khô da quá mức do sử dụng các loại sản phẩm này trong mùa đông.
Để đảm bảo an toàn cho da của trẻ, chỉ cần thường xuyên tắm cho trẻ bằng nước ấm hoặc nước đung một số loại thảo dược an toàn. Có thể sử dụng thêm một loại xà phòng nhẹ hoặc sữa tắm dành cho trẻ em 1 lần/tuần.
Thường xuyên dưỡng ẩm cho da của trẻ: trong mùa đông nên tăng cường độ ẩm cho làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ bằng việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nhẹ dành riêng cho lứa tuổi của trẻ và tuân thủ các hướng dẫn của bác sỹ nhi khoa. Bên cạnh đó, có thể sử dụng các giải pháp tự nhiên như mát xa bằng các loại kem, dầu dưỡng ẩm cho da trẻ như kem sữa (milk cream) hoặc bơ dầu (clarified butter – là bơ đã được đun chảy và tách sữa) hoặc một số loại thảo dược tự nhiên.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ 
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng là điều kiện tiên quyết giúp trẻ duy trì sự khỏe mạnh trong suốt mùa đông khắc nghiệt. Vào mùa đông, hệ miễn dịch của trẻ thường bị suy yếu, vì vậy nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như súp lơ xanh, ớt chuông đỏ, tỏi, gừng, rau chân vịt, hải sản giáp xác, sữa chua và các loại trái cây thuộc chi cam chanh (bưởi, cam, quýt, chanh, cam canh).
Đa dạng hóa các bữa ăn của trẻ để giúp trẻ ăn ngon miệng và cơ thể trẻ nhận được đầy đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết để vượt qua thời tiết lạnh giá của mùa đông.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học là cách đơn giản nhất giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ nhỏ. Nếu bạn muốn có một chế độ dinh dưỡng chuẩn được xây dựng bởi các chuyên gia dinh dưỡng đầu ngành, hãy đăng ký khám dinh dưỡng cùng Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM.

 

Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0935 18 3939 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.

Nếu trẻ nhỏ bị ốm, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức!
 
ThS. BS Trần Thị Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam -
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm