Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Chăm sóc sau khi phẫu thuật đối với người bị suy tim

Bất cứ ai sau phẫu thuật đều cần có một giai đoạn chăm sóc và phục hồi chức năng để trở lại với sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, đối với chăm sóc sau phẫu thuật đối với người bị suy tim sẽ có những lưu ý đặc biệt sau.

Chăm sóc sau khi phẫu thuật đối với người bị suy tim

Suy tim là tình trạng xảy ra khi các cơ của tim trở nên rất yếu, hoặc thậm chí ngừng hoạt động. Nếu bạn đang phải chăm sóc người thân hoặc bản thân bạn vừa mới về nhà sau khi phẫu thuật do bệnh suy tim, hãy làm theo các hướng dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận. Thực hiện các bước sau để giúp người thân yêu của bạn hoặc chính mình trên con đường phục hồi trong vòng 6 đến 8 tuần đầu sau khi phẫu thuật.

Chăm sóc vùng được phẫu thuật

Bảo vệ vùng xung quanh vết khâu:

  • Giữ sạch và khô.
  • Chỉ sử dụng xà bông và nước để lau rửa.
  • Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh để giúp phục hồi.

Liên hệ bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu nhiễm trùng quanh vết khâu, như:

  • Chảy nước hoặc chảy máu
  • Vết khâu bị hở
  • Đỏ lên hoặc nóng lên
  • Sốt cao trên 38 độ C

Giảm đau

Thường thì sau phẫu thuật, mọi người đều không cảm thấy thoải mái tại vết khâu, cũng như ngứa, bị bó chặt, hoặc tê. Nhưng sẽ không đau giống như những gì có thể cảm thấy được trước khi phẫu thuật.

Do đó, bệnh nhân thường sẽ nhận được một đơn thuốc dành cho việc điều trị khi có cơn đau xuất hiện trước khi rời khỏi bệnh viện. Hãy thuaanthur tuyệt đối đơn thuốc này của bác sỹ, bạn nhé.

Hoạt động

Bác sĩ sẽ nói với bạn hoặc người thân khi nào được phép trở lại với những thói quen thường ngày. Nhưng trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, hãy làm theo các hướng dẫn sau.

- Từ từ tăng dần số lượng và khối lượng hoạt động. Nghỉ ngơi trong nhà là cần thiết, nhưng nghỉ lâu hơn 15 phút thì không được khuyến khích.

- Nếu gặp phải vật nặng, đừng cố gắng dùng sức với nó. Không nên nhấc bất cứ thứ gì trên 4kg và cũng không nên đẩy hoặc kéo các vật nặng.

- Có thể leo lên cầu thang nếu bác sĩ đồng ý. Nhưng không nên thực hiện nhiều lần hoạt động này trong ngày, đặc biệt là vào ngày đầu tiên trở về nhà.

- Đi bộ mỗi ngày. Bác sĩ sẽ hướng dẫn cách tập thể dục khi bạn và người thân rời bệnh viện.

Chế độ ăn

Ăn uống lành mạnh là điều rất quan trọng cho quá trình chữa bệnh. Bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn chế độ ăn kiêng đặc biệt. Cảm thấy ăn không ngon miệng là rất phổ biến sau khi phẫu thuật. Nếu điều này xảy ra, hãy chia thành các bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn.

Cảm xúc

Buồn và chán nản là cảm giác rất phổ biến đối với một người sau phẫu thuật suy tim. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ biến mất sau vài tuần đầu tiên. Nếu chúng không biến mất, hãy gọi bác sĩ.

Bạn có thể cải thiện tinh thần của bạn và người thân thông qua:

  • Cách ăn mặc mỗi ngày.
  • Đi bộ hàng ngày.
  • Thực hiện sở thích và tham gia hoạt động xã hội ưa thích.
  • Chia sẻ cảm xúc của mình với người khác.
  • Dành thời gian với người khác.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ hoặc chương trình phục hồi chức năng tim.

Ngủ đủ sau khi phẫu thuật

Nhiều người gặp khó khăn khi ngủ trong một khoảng thời gian sau khi phẫu thuật suy tim và giấc ngủ bình thường sẽ trở lại trong vòng vài tháng. Tuy nhiên, nếu bạn hoặc người thân vẫn tiếp tục gặp khó khăn khi ngủ sau vài tháng, hãy tìm đến bác sĩ.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 cách để phòng chống suy tim
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm