Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng bệnh thần kinh toạ

Bệnh nhân sẽ hết đau sau điều trị; phục hồi hoàn toàn khả năng vận động thể lực và tầm vận động của cột sống lưng, khớp háng, và chân; nắm được một số kỹ năng tự chăm sóc bản thân.

Các phương pháp trị liệu

- Nằm nghỉ tại giường ở tư thế thoải mái nhất, có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngửa với khớp háng gấp 450 và một chiếc gối đặt dưới đầu gối. Tư thế này có tác dụng giảm đau do giảm sự đè ép, thư giãn cơ vùng thắt lưng, giảm co rút co thắt cơ

- Chườm lạnh: Vào vùng thắt lưng nếu muốn, tuy nhiên có những bệnh nhân chườm lạnh gây đau tăng lên.

- Chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại: Thường hay được áp dụng hơn chườm lạnh, nó có tác dụng giãn cơ, ức chế cảm giác đau, tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết tại chỗ.

- Điện trị liệu: Bao gồm điện phân và điện xung có tác dụng tăng tuần hoàn, tăng chuyển hoá tại các mô, thư giãn cơ, khớp sâu có tác dụng giảm đau ngoài ra còn đưa một lượng nhỏ thuốc chống viêm giảm đau trực tiếp vào chỗ tổn thương đạt hiệu quả tương đương với đường uống hay tiêm mà ít gây tác dụng phụ hay gặp của thuốc này.

- Các kỹ thuật xoa bóp: Xoa bóp vùng thắt lưng và chân bị bệnh. Thông qua hiệu quả phản xạ và cơ học, xoa bóp có tác dụng tăng tuần hoàn, chuyển hoá dinh dưỡng và bài tiết, tạo ra hàng loạt các kích thích có tác dụng điều chỉnh hoạt động của cơ thể, điều hoà quá trình bệnh lý, thư giãn cơ, khớp sâu, giảm đau.

- Kéo dãn cột sống: Kéo dãn cột sống có thể thực hiện bằng tay hay bằng máy kéo dãn, kỹ thuật bằng tay chỉ có tác dụng trong đau vùng thắt lưng cấp còn kéo dãn bằng máy hiệu quả tốt hơn vì thường đạt được thời gian mong muốn tối thiểu là 20 phút. Người ta đã tính được với lực kéo được chỉ định có thể kéo dãn khớp liên đốt sống rộng ra 2mm làm giảm áp lực nội khớp đồng thời làm căng hệ thống dây chằng quanh khớp đặc biệt là dây chằng dọc sau kéo, đẩy nhân nhầy bị lồi trở về vị trí bình thường.

- Thuỷ tri liệu: Là một phương pháp rất có giá trị trong điều trị các bệnh xương khớp nói chung và bệnh đau thần kinh toạ nói riêng, thông qua tác dụng của nhiệt, tác dụng đè ép của nước, có thể kết hợp với bồn xoáy tạo dòng xoáy được ví như xoa bóp dưới nước để điều trị  các rối loạn do bệnh gây ra và đồng thời giúp cho bệnh nhân dễ dàng vận động thực hiện các bài tập mà bình thường không thể làm được.

- Khoáng trị liệu: Là điều trị bằng nước khoáng và bùn khoáng, ngoài tác dụng của thủy trị liệu nói trên còn có vai trò hết sức quan trọng của khoáng chất. Dựa vào thành phần khoáng chất có trong nước khoáng, bùn khoáng, người ta chia thành nhiều loại khác nhau và chúng có tác dụng khác nhau. Đối với các bệnh khớp và đau thần kinh tọa thì nước khoáng sunfit có hiệu quả nhất, ngoài ra nước khoáng radon, silic cũng có tác dụng. 

- Áo, nẹp trợ giúp: Chỉ áp dụng trong trường hợp cơ khớp bị  teo yếu hay tổn thương nặng, áo nẹp có tác dụng tăng khả năng độc lập khi đi lại và thực hiện các hoạt động khác.

- Các bài tập: Mục đích để tăng cường sức mạnh cơ và điều chỉnh sự kết hợp vận động giữa các nhóm cơ vùng thắt lưng, vùng đùi và vùng bụng, các cơ này sẽ trợ giúp giúp bảo vệ lưng khỏi bị chấn thương và bị kéo dãn.

Xoay từng chân: 1)Nằm ngửa trên sàn nhà hai tay đặt sau gáy hai chân duỗi thẳng. 2) Gập gối và háng chân phải tối đa về phía bụng. 3) Nghiêng mặt sang phải còn xoay dầu gối và chân phải sang trái giữ ở tư thế đó đếm từ 1 đến 10. 4) Đưa chân về tư thế ban đầu rồi làm giống như vậy với chân trái, lần lượt hai chân mỗi bên 10 lần.

Xoay hai chân: 1) Nằm ngửa trên sàn nhà hai tay đặt sau gáy hai chân duỗi thẳng. 2) Gập gối và háng hai chân tối đa về phía bụng. 3) Nghiêng mặt sang phải còn xoay dầu gối và hai chân sang trái giữ ở tư thế đó đếm từ 1 đến 10. 4) Nghiêng mặt sang trái còn xoay dầu gối và hai chân sang phải giữ ở tư thế đó đếm từ 1 đến 10. 5) Đưa hai chân về tư thế ban đầu

Nâng từng chân lên một: 1) Nằm ngửa trên sàn hai tay đặt sau gáy, gối trái gập, bàn chân trái đặt sát nền. 2) Chậm rãi nâng chân phải lên đến khi cao nhất có thể. 3) Đếm từ 1 đến 5. 4) Làm như vậy với chân phải và lần lượt mỗi chân làm từ 5 đến 10 lần.

Nghiêng khung chậu: 1) Nằm ngửa trên nền nhà, gập gối, bàn chân đặt trên nền nhà. 2) Gồng cơ mông lên đếm từ 1 đến 5. 3) Thả lỏng cơ mông. Làm nhắc lại từ 5 đến 10 lần, khi làm phải chắc chắn vùng thắt lưng phải áp sát xuống nền nhà.

Nằm nhỏm dậy: 1) Nằm ngửa trên nền nhà, gập gối, bàn chân đặt sát nền, tay để trên ngực. 2) Chậm rãi nâng đầu và cổ lên trên cao hơn ngực. 3) Duỗi tay và đặt vào hai đầu gối. 4) Giữ và đếm từ 1 đến 5. 5) Từ từ trở về vị trí ban đầu. 6) làm nhắc lại từ 5 đến 10 lần.

Nâng đầu gối về gần cằm: 1) Nằm ngửa trên sàn nhà, gối gập, hai bàn chân đặt sát nền nhà. 2) Nhấc hai đầu gối lên và từ từ đưa lên về phía ngực. 3) Vòng hai tay lại ôm lấy hai đầu gối và kéo hai đầu gối sát vào ngực. 4) Đưa chân về vị trí ban đầu. 5) Làm nhắc lại 5 – 10 lần.

Nằm nghiêng: 1)Nằm nghiêng sang bên phải, tay phải đặt dưới đầu, tai trái đặt sau hông, chân duỗi thẳng. 2) Dạng chân tối đa giữ ở tư thế đó và đếm từ 1 đến 10. 3) Đưa chân về vị trí ban đầu. Làm lại như vậy với chân trái và nhắc lại lần lượt mỗi bên từ 5 đến 10 lần

Quỳ hai điểm: 1) Quỳ trên hai đầu gối, mông đặt trên hai gót, hai bàn tay giữ hai bên hông. 2) Duỗi khớp háng để đùi và thân thẳng. 3) Xoay mình tối đa sang phải rồi ngồi xuống sao cho mông bên phải đặt vào gót chân bên trái, đếm từ 1 đến 10. 4) Trở về vị trí ban đầu và làm lại với xoay mình tối đa sang trái, lần lượt mỗi bên từ 5 đến 10 lần.

Quỳ bốn điểm: 1) Quỳ trên hai cánh tay duỗi thẳng và hai đầu gối, hai gối mở rộng bằng vai. 2) Nhấc một chân lên khỏi mặt giường, gấp háng, đầu gối và đưa lên phía đầu trong khi đầu cúi xuống về phía đầu gối. 3) Ngửa đầu ra sau đồng thời duỗi chân đưa ra sau lên trên sao cho khớp gối duỗi. 4) Trở về vị trí ban đầu sau đó làm lại với chân bên kia như vậy, mỗi chân làm từ 5 đến 10 lần,

Đứng: 1) Đứng thẳng hai tay đặt sau hông, hai chân mở rộng bằng vai. 2) Từ từ ưỡn người ra sau khi đạt được tối đa đếm từ 1 đến 3 sau đó trở về tư thế ban đầu.  

Những lưu ý 

- Tập có thể ngay từ ngày đầu tiên bị đau

- Không nhất thiết phải tập đủ 10 bài tập một lần, bài nào đau thì dừng lại chưa tập

- Không tập nếu thấy đau tăng lên

- Bắt đầu chậm và tăng dần số lần nhắc lại của mỗi bài tập

- Tập hàng ngày ít nhất hai lần một ngày vào buổi sáng và tối

 Đánh giá kết quả

 - Bệnh nhân hết đau vùng thắt lưng chân, có thể đi lại dễ dàng, di chuyển ở các tư thế khác nhau mà không đau không khó chịu, trở lại với công việc.

- Bệnh nhân phục hồi khả năng vận động, tầm vận động của thắt lưng, khớp háng và chân bên bệnh bình thường, vận động tự do, đi lên xuống cầu thang dễ dàng. 

- Bệnh nhân tự chăm sóc bản thân, có thể tự thực hiện được các hoạt động chăm sóc sức khoẻ hàng ngày như vệ sinh, tắm rửa, mặc quần áo, và các công việc nội trợ khác.

GS.TS Trần Ngọc Ân - Theo bacsigiadinh.org
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm