Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cha mẹ hoang mang khi con tự phát hiện mình mắc nhiều "bệnh tâm lý" nhờ mạng xã hội

Một số căn bệnh, hội chứng thường được các bạn thiếu niên “phát hiện” mình mắc phải là ADHD, tự kỷ,...

Cha mẹ hoang mang khi con tự phát hiện mình mắc nhiều bệnh tâm lý nhờ mạng xã hội - Ảnh 1.

Erin Coleman - người mẹ của một cô con gái 14 tuổi cho biết con của cô thường sử dụng ứng dụng mạng xã hội như Tiktok, Instagram để để tìm kiếm các video chẩn đoán sức khỏe tâm thần.

Theo thời gian, cô bé bắt đầu tự nhận mình mắc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), trầm cảm, tự kỷ, chứng sợ nấm (sợ bụi bẩn và vi trùng), sợ không gian (sợ ra khỏi nhà).

Coleman nói: “Mỗi tuần, bé lại đưa ra một chẩn đoán khác. Nếu bé nhìn thấy chút điểm tương đồng của mình trong chẩn đoán, bé sẽ cho rằng mình mắc hội chứng đó”.

Sau khi trải qua các cuộc kiểm tra về sức khỏe tâm thần và tình trạng y tế, con gái của cô được chẩn đoán không mắc phải tình trạng mà bé đã suy đoán, mà chỉ bị lo lắng nghiêm trọng. Con của Coleman thậm chí còn hoài nghi chẩn đoán của các chuyên gia.

Về vấn đề này, nhiều phụ huynh và chuyên gia bày tỏ sự lo ngại về việc xác định bệnh sai có thể làm trầm trọng thêm hành vi của thanh thiếu niên, khiến họ cảm thấy bị cô lập.

Trong trường hợp xấu nhất, thanh thiếu niên có thể sử dụng các loại thuốc không phù hợp, không theo chỉ định của bác sĩ.

Nguy hiểm hơn, một khi thanh thiếu niên tìm kiếm nội dung về sức khỏe tâm thần, các thuật toán của nền tảng có thể tiếp tục hiển thị video và bài đăng tương tự.

Alexandra Hamlet, một nhà tâm lý học lâm sàng ở thành phố New York cho biết các công ty truyền thông xã hội nên điều chỉnh các thuật toán để phát hiện tốt hơn khi người dùng xem quá nhiều nội dung về một chủ đề cụ thể. 

Trong một tuyên bố, Liza Crenshaw, người phát ngôn của Meta, công ty mẹ của Instagram, cho biết công ty không “có các biện pháp bảo vệ cụ thể ngoài Tiêu chuẩn cộng đồng, điều này tất nhiên sẽ cấm mọi thứ quảng bá, khuyến khích hoặc tôn vinh những thứ như rối loạn ăn uống hoặc tự làm hại bản thân.”

Được biết, Meta đã tạo ra một số chương trình, bao gồm cả chương trình Well-being Creator Collective, để hướng dẫn những người sáng tạo nội dung về sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất, cũng như làm thế nào để thiết kế nội dung tích cực nhằm truyền cảm hứng cho thanh thiếu niên và hỗ trợ sức khỏe của họ.

Instagram cũng đã giới thiệu một số công cụ để hạn chế duyệt web vào đêm khuya và tích cực thúc đẩy thanh thiếu niên hướng tới các chủ đề khác nhau, nếu họ đã xem bất kỳ loại nội dung nào quá lâu.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 giai đoạn tâm lý bạn sẽ trải qua khi mắc 1 căn bệnh mới.

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
Xem thêm